Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn và phù hợp với Nghị quyết số 08-NQ/TU ngày 21/01/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển nông, lâm nghiệp và thủy sản tập trung, bền vững, ứng dụng công nghệ cao đến năm 2025, định hướng đến 2030. Ứng dụng công nghệ cao vào phát triển ngành sản xuất cây mắc ca theo chuỗi giá trị, từng bước khẳng định tiềm năng và tăng thu nhập cho nông dân thực hiện ghép cải tạo cây mắc ca thực sinh (Giống cây mắc ca có tỷ lệ thu hồi nhân cao) là cách làm hay, hướng đi mới trong phát triển nông lâm nghiệp, nông thôn trên địa bàn huyện. Mô hình được Công ty TNHH một thành viên Đạt Thủy (tiểu khu 39, xã Cò Nòi, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La) phối hợp với các hộ có diện tích.
trồng cây mắc ca thực sinh tại bản Nặm Lanh, xã Nà Ớt, dự kiến ghép cải tạo 03 ha diện tích cây mắc ca thực sinh trồng xen cây cà phê ghép cải tạo giống cây mắc ca có tỷ lệ thu hồi nhân cao, rút ngắn thời gian giai đoạn kiến thiết cơ bản, nâng cao năng suất chất lượng hạt mắc ca sau khi ghép cải tạo. Giống cây mắc ca làm cành ghép là giống đã được cơ quan nhà nước có thâm quyền công nhận giống tiến bộ kỹ thuật và đã được trồng có hiệu quả trên đại bàn huyện Mai Sơn. Đây là những giống cây mắc ca có giá trị kinh tế cao và đặc biệt, phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng địa phương. Năng suất quả tươi bình quân đạt 7 - 8 tấn/ha, giá bán khoảng 30.000 - 50.000 đồng/kg, tổng doanh thu khoảng 210 - 400 triệu đồng.
Mô hình là hướng đi tích cực từng bước chuyển đổi diện tích cây mắc ca năng suất chất lượng thấp sang diện tích cây mắc ca có chất lượng cao, trồng xen cây mắc ca ghép có chất lượng trong vườn cà phê nhằm tăng độ che phủ đất, giảm xói mòn đất, bảo vệ môi trường, gia tăng giá trị sản phẩm trên cùng một đơn vị diện tích, gắn kết giữa doanh nghiệp và người dân để đảm bảo sản phẩm làm ra có thu mua, có chế biến để phát triển bền vững.