Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) vừa có công văn gửi cục quản lý thị trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường kiểm tra, kiểm soát việc vận chuyển buôn bán trái phép trâu bò qua biên giới.
Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) vừa có công văn gửi cục quản lý thị trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường kiểm tra, kiểm soát việc vận chuyển buôn bán trái phép trâu bò qua biên giới.
Bệnh thối cổ rễ sầu riêng do nấm Phytophthora palmivora gây nên. Sợi nấm và bào tử nấm thường xuyên lưu tồn trong đất, tàn dư thực vật, trên các vết bệnh của cây trong vườn, khi gặp điều kiện thuận lợi như độ ẩm cao, mưa nhiều, gió mạnh, nấm sẽ phát tán theo dòng chảy lây lan trên diện rộng. Vườn bị ngập úng nước càng lâu thì nguy cơ cây bị bệnh càng lớn. Trong khi đó, mùa mưa Tây Nguyên thường kéo dài, ẩm ướt; mùa khô thì gió mạnh... là điều kiện thuận lợi để nấm phát triển, lây lan. Ngoài gây thối gốc, nấm còn gây hại trên lá và chồi non của cây, làm lá bị khô chết, ảnh hưởng đến quá trình quang hợp tích lũy năng lượng cho cây. Quả non cũng dễ bị nhiễm bệnh khi độ ẩm môi trường cao, vết bệnh phát triển nhanh và ăn sâu vào trong phần thịt quả, nếu nặng sẽ làm thối cả quả, ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng sản phẩm.
Ấu trùng nhọn đầu trên bề mặt cầu ong, hoặc ấu trùng chết nằm xẹp dưới lỗ tổ và dùng nhíp gấp ra thấy có bộng nước bên dưới ấu trùng, là triệu chứng điển hình của bệnh này. Tuy nhiên khi xuất hiện ấu trùng bị nhọn đầu trong nghề nuôi ong, có rất nhiều nguyên nhân, có thể là do ve, sâu phá tổ v.v, để phân biệt cần dựa vào triệu chứng điển hình. Đặc biệt ở bệnh thối ấu trùng túi ở ong là bệnh không có mùi.
Trước diễn biến một số ca nghi mắc bệnh dại ở đàn chó, mèo có nguy cơ lây nhiễm sang người trong thời gian gần đây, huyện Lương Tài đang nỗ lực triển khai kế hoạch tiêm vaccin phòng, chống bệnh dại kết hợp tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người chăn nuôi về sự nguy hiểm của dịch bệnh đối với sức khỏe, tính mạng con người.
TUYÊN QUANG_ Theo thông tin từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, từ đầu năm 2022 đến nay, cả nước đã xảy ra 34 ổ dịch cúm gia cầm tại 19 tỉnh, thành phố, buộc tiêu hủy trên 77.000 con gia cầm. Trước diễn biến phức tạp của dịch cúm gia cầm A/H5N1 và A/H5N6, nguy cơ dịch bệnh xâm nhập lây lan vào địa bàn tỉnh rất cao, khiến nhiều hộ chăn nuôi gia cầm lo lắng. Các địa phương trong toàn tỉnh đang triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp bảo vệ đàn gia cầm.
BẮC NINH_ Những tháng cuối năm là thời điểm nguy cơ cao để dịch, bệnh trên đàn gia súc, gia cầm xuất hiện và bùng phát. Để bảo đảm an toàn cho đàn vật nuôi, huyện Quế Võ chú trọng triển khai tiêm phòng tạo miễn dịch chủ động.
BÀ RỊA - VŨNG TÀU_ Thời điểm cuối năm, nhu cầu vận chuyển, tiêu thụ gia súc, gia cầm và sản phẩm gia súc, gia cầm tăng mạnh, tiềm ẩn nguy cơ bùng phát các dịch bệnh. Do đó, ngành chức năng và người chăn nuôi trên địa bàn tỉnh đã chủ động tăng cường triển khai các biện pháp phòng chống dịch nhằm bảo đảm an toàn cho đàn gia súc, gia cầm phục vụ thị trường Tết Nguyên đán 2023.
TUYÊN QUANG_ Thông tin từ Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, kết quả thu hoạch vụ mùa năm 2022 lần đầu tiên trên địa bàn tỉnh phát hiện lúa cỏ xen lẫn lúa trồng trên cánh đồng phường Hưng Thành (thành phố Tuyên Quang) với diện tích trên 1 ha.
NAM ĐỊNH_ Nhằm chủ động ngăn chặn sự phát sinh, lây lan dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm, góp phần bảo vệ sản xuất, sức khỏe cộng đồng và môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN và PTNT) đã phối hợp với các địa phương đẩy mạnh công tác tiêm phòng vụ thu năm 2022.
BẮC NINH_ Hiện nay, các trà lúa mùa trên địa bàn tỉnh bước vào giai đoạn đứng cái, làm đòng, chuẩn bị trỗ bông, là giai đoạn phát triển quan trọng, ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng lúa. Do ảnh hưởng của thời tiết những ngày qua, trên đồng ruộng xuất hiện một số đối tượng sâu bệnh hại, trong đó đáng lưu ý sâu cuốn lá nhỏ lứa 6 phát sinh với mật độ cao có khả năng ảnh hưởng đến năng suất nếu không được phòng trừ kịp thời.
|