Góp ý       Thời tiết

Gỏi cá Sơn La - Món ăn chỉ có ở những địp đặc biệt của người Thái

ý kiến của bạn

Gỏi cá được đánh giá là món ăn ngon, chủ đạo trong các món thường để đem ra thết đãi khách quý của đồng bào dân tộc Thái, thể hiện sự hiếu khách của gia chủ. Từ xưa người Thái đã có câu "xép nhứa cin nhứa ma, xép pa cin pa cỏi", nghĩa là "thèm thịt thì ăn thịt chó, thèm cá thì ăn cá gỏi". Ngày nay, món cá gỏi không chỉ có đồng bào dân tộc Thái chế biến và thưởng thức mà đã có mặt trong thực đơn của các nhà hàng, tạo nên thương hiệu riêng của món ăn này.

Bánh gai xứ Dừa - Món ăn truyền thống rất đặc biệt của người Nghệ An

ý kiến của bạn

Món ăn truyền thống của nhiều vùng miền trong nước, nhưng bánh gai xứ Dừa ở Nghệ An lại có hương vị và cách chế biến riêng. Nhân bánh được làm từ đậu xanh tươi, ngọt, vị bùi, được xay mịn, trộn cùng với dừa khô xắt nhỏ, đường, muối, hành lá và hành tím phi thơm, tạo nên vị ngọt thanh, hương thơm đặc trưng của bánh gai xứ Dừa.

Bánh dày làng Gàu - Dư vị dẻo dai, trắng tròn, thơm ngon nhất Bắc Bộ

ý kiến của bạn

Người dân xứ nhãn cần cù, chắt chiu những nguyên liệu vốn sẵn có để làm ra nhiều món quà quê làm say đắm nhiều thực khách. Dẻo dai, trắng tròn, thơm ngon đó chính là dư vị của món bánh dày làng Gàu, thuộc xã Cửu Cao, huyện Văn Giang, Hưng Yên.

Thị trâu gác bếp - Từ món ăn dự trữ của đồng bào tới đặc sản vạn người mê

ý kiến của bạn

Làm khô là cách dự trữ thức ăn rất phổ biến của đồng bào Thái. Thịt trâu khô là một trong những cách dự trữ ấy nhưng hương vị đặc biệt lại khiến nó trở nên hấp dẫn có tiếng. Không phải lúc nào đồng bào Thái ở Sơn La cũng có thể chế biến thịt trâu khô, mà trong dịp tết hay lễ cúng lớn, gia đình có mổ trâu thì người ta mới để lại một ít để làm món này.

Nghệ An: Miến lươn - Món ăn ai cũng muốn thử mỗi khi qua thành Vinh

ý kiến của bạn

Miến lươn ở Vinh được đánh giá là món ăn đặc sản rất ngon và được nhiều du khách yêu thích. Món ăn này còn có giá trị dinh dưỡng cao, chứa nhiều chất đạm, vitamin và khoáng chất, là một món ăn bổ dưỡng cho sức khỏe.

Hưng Yên: Đặc sản củ niễng - Cây mọc hoang mà ngon đáo để

ý kiến của bạn

Củ niễng hay còn gọi là lúa bắp, loại cây thân thảo sống nhiều năm tại những tỉnh Đồng bằng Bắc Bộ, thường mọc hoang vu ở nơi có nhiều bùn như ao, hồ, đầm lầy hoặc những bãi bồi ven sông. Đây là cây có thân rễ rất phát triển, thân đứng cao tới 1-2m, lá phẳng, thuôn, hình dài, phần dưới gốc to xốp. Thân cây thường bị một giống nấm ký sinh, làm phần thân đó phồng lên, mang nhiều đốm đen, cấu tạo bởi bào tử của nấm. Cũng chính vì bị nấm ký sinh mà củ niễng trở nên béo và ngậy hơn.

Sơn La: Xôi ngũ sắc - Món ăn không thể thiếu của đồng bào dân tộc Thái

ý kiến của bạn

Cũng như các dân tộc khác, người Thái đều có những nét văn hóa riêng biệt thể hiện nền văn hóa đặc sắc của riêng họ. Văn hóa không những thể hiện qua lễ hội mà còn thể hiện nét văn hóa ẩm thực. Xôi ngũ sắc là một trong những món ăn thể hiện nét văn hóa của người Thái.

Súp lươn Nghệ An - Món ăn đặc trưng của vùng đất xứ Nghệ

ý kiến của bạn

Súp lươn Nghệ An là món ăn đặc sản của tỉnh Nghệ An, đặc biệt nổi tiếng ở thị xã Cửa Lò, với nguyên liệu chính là lươn, một loại cá có hình dán g giống như rắn và sống trong nước ngọt.

Chè sen long nhãn - Tinh tuý của đất trời ở vùng đất nhãn Hưng Yên

ý kiến của bạn

Khi tiết trời bước sang mùa hạ, cũng là lúc Hưng Yên chuyển mình đón mùa nhãn chín và khoác lên mình những bông sen tươi thắm. Đây là thời điểm đẹp để bạn về Hưng Yên vãn cảnh, tham quan những điểm đến hấp dẫn cùng nhiều trải nghiệm thú vị và thưởng thức ẩm thực phong phú nơi đây.

Nem lụi - Món ăn nổi tiếng khi đến Vinh nhất định phải thử

ý kiến của bạn

Một hành trình du lịch trọn vẹn là khi ta cảm thấy vương vấn bởi hương vị đặc trưng của những thức quà đặc sản nơi ta đi qua. Với một tỉnh đặc biệt như Nghệ An - vùng đất sinh nhân tài cho đất nước, lại sở hữu nhiều địa điểm du lịch và chắc hẳn nền ẩm thực cũng sẽ độc đáo vô cùng.

Bánh Khúc Hưng Yên - Món quà quê dân dã khó quên

ý kiến của bạn

Nhiều người mới nghe hay nhầm lẫn bánh khúc Hưng Yên với món xôi khúc của Hà Nội. Nhưng thưởng thức bánh khúc rồi mới thấy đây là 2 món ăn khác nhau, mỗi loại có hương vị riêng. Bánh khúc được làm từ rau khúc, gạo nếp, đỗ xanh và thịt ba chỉ. Rau khúc là loại rau tự nhiên, mọc ở các bờ ruộng, bờ đê. Mùa đông, rau khúc mơn mởn, bà con thu hái về, bỏ cọng già, rửa sạch, giã nhuyễn. Vào mùa không có rau tươi, bà con ngâm rau khúc khô với nước nóng cho mềm rồi xay tơi ra.

 

Chứng nhận tín nhiệm mạng