Thời tiết Việt Nam
weather icon
--°C | --%
--, --/--/----
Theo dõi trên mạng xã hội        
E-mail: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it. - Hotline: 0945938836
Nhiều mô hình sản xuất áp dụng công nghệ cao mang lại hiệu quả.
Nhiều mô hình sản xuất áp dụng công nghệ cao mang lại hiệu quả.

Mang Thít (Vĩnh Long) thúc đẩy ứng dụng công nghệ cao vào nông nghiệp

Bên cạnh sự quan tâm hướng dẫn, chỉ đạo của ngành chức năng, nông dân Mang Thít đã nâng cao nhận thức, thay đổi tư duy, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp, từ đó nâng cao chất lượng, tăng sức cạnh tranh của nông sản trên thị trường. Việc phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao bước đầu đạt kết quả đáng khích lệ.



Nhiều mô hình hoạt động hiệu quả

Thực hiện Nghị quyết số 03 - NQ/TU của Tỉnh ủy về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao giai đoạn 2021 - 2030, thời gian qua, được sự quan tâm hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện của các ngành chức năng và sự đồng tình, hưởng ứng thực hiện của người dân nên việc phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại huyện Mang Thít bước đầu đạt kết quả đáng khích lệ.

Theo đó, cơ cấu cây trồng, vật nuôi chuyển dịch theo hướng tích cực, việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, sử dụng giống mới, sản xuất theo quy trình GAP ngày càng được quan tâm, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, nâng cao giá trị sản phẩm nông sản trên một đơn vị diện tích.

Nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp có hiệu quả được duy trì và nhân rộng. Kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp không ngừng được đầu tư cải tạo, nâng cấp và ngày càng hoàn thiện, nhất là công tác thủy lợi luôn được thực hiện tốt, đảm bảo nhu cầu tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp và đời sống của người dân. Lĩnh vực kinh tế hợp tác ngày càng được củng cố và phát triển, nhiều mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ đang hình thành và phát triển.

Có gần 90.000 con gà nuôi gia công theo công nghệ chuồng lạnh, chú Trần Hữu Nghĩa (xã An Phước) cho hay: Với môi trường được khử khuẩn và vệ sinh khép kín có thể dễ dàng quản lý đàn gà để tránh việc xâm nhập của các nguồn bệnh từ bên ngoài. Đồng thời, còn tiết kiệm được nhiều chi phí và công sức của người nuôi do có hệ thống cho ăn tự động. Mỗi trại gà chỉ cần 2 công nhân là có thể đảm nhiệm hết công việc hàng ngày.

Ông Nguyễn Trường Giang - Chủ tịch Hội Nông dân xã Tân An Hội, cho biết: Thời gian qua, địa phương đã nhân rộng các mô hình nông nghiệp hoạt động hiệu quả, duy trì, nâng chất 4 mô hình nuôi heo thịt trên đệm lót sinh học, nuôi gà nòi lai, trồng nấm bào ngư… Nông dân cũng đã nâng cao ý thức trong việc áp dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp.

Ông Hồ Phước Dư - Trưởng Phòng Nông nghiệp - Phát triển nông thôn huyện Mang Thít, cho biết: Huyện đã và đang tập trung xây dựng, duy trì và nhân rộng các mô hình, dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Nhiều mô hình, dự án ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới được đưa vào sản xuất và đời sống, quy trình kỹ thuật mới được chuyển giao góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm và mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Song song đó, địa phương cũng thực hiện tốt các chính sách nhằm khuyến khích, gắn kết chặt chẽ hoạt động khoa học và công nghệ, ưu tiên hỗ trợ ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, xây dựng các mô hình ứng dụng, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất. Luôn quan tâm khuyến khích các cá nhân, doanh nghiệp, Hợp tác xã thực hiện các đề tài, mô hình, dự án ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất.

Cần tăng cường tuyên truyền

Tuy nhiên, theo Phòng Nông nghiệp - Phát triển nông thôn huyện, việc thực hiện phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao còn gặp không ít khó khăn. Cụ thể, chính sách của Nhà nước về hỗ trợ, khuyến khích phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao còn hạn chế. Nhu cầu vốn để đầu tư cho phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao khá lớn (nhất là nông nghiệp hữu cơ) nhưng khả năng của ngân sách nhà nước có hạn; việc huy động các nguồn lực khác không đáng kể, nên ảnh hưởng đến quá trình tổ chức thực hiện.

Trong khi đó, kiến thức về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, sản xuất theo hướng hữu cơ của một số cán bộ lãnh đạo, quản lý và một vài địa phương còn hạn chế, chưa thu hút được nhiều doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.

Theo ông Hồ Phước Dư, nguyên nhân là do đầu tư ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất đòi hỏi vốn đầu tư ban đầu rất lớn và kéo dài nên người dân sẽ có tâm lý e ngại đầu tư, sợ rủi ro. Mặt khác, chi phí đầu tư cho sản xuất lớn sẽ dẫn đến giá thành sản phẩm cao, gây khó khăn khi sản phẩm tham gia cạnh tranh trên thị trường.

Do đó, thời gian tới, ngành nông nghiệp huyện sẽ tiếp tục tuyên truyền, phổ biến sâu rộng về việc phát triển nông nghiệp công nghệ cao; đầu tư các mô hình, dự án hỗ trợ người dân xây dựng quy trình sản xuất đạt tiêu chuẩn GAP, an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh, đạt tiêu chuẩn sản phẩm OCOP. Tập trung củng cố, nâng chất lượng hoạt động các Hợp tác xã nông nghiệp; thành lập mới các Hợp tác xã nằm trong vùng các sản phẩm chủ lực.

Giới thiệu và vận động cơ sở, Hợp tác xã, doanh nghiệp tham gia các hội chợ triển lãm thương mại, hội nghị xúc tiến đầu tư... tạo điều kiện giao thương mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Đồng thời, hỗ trợ xây dựng một số thương hiệu nông sản chủ lực, khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư xây dựng và bảo vệ thương hiệu; vận động các tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp tham gia xây dựng, nhân rộng nhãn hiệu đã được chứng nhận…


Tác giả: Trà My
Nguồn: Báo điện tử Vĩnh Long


Viết bình luận
Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu!
Phần có dấu (*) là thông tin bắt buộc và được hệ thống bảo mật theo quy định của pháp luật hiện hành.