+35
°
C
Hà Nội: Các biện pháp kỹ thuật phòng một số bệnh khi nuôi dê
Chăn thả dê

Hà Nội: Các biện pháp kỹ thuật phòng một số bệnh khi nuôi dê

Phản hồi bài viết này!

Trong chăn nuôi dê, thực hiện đúng quy trình phòng bệnh sẽ giúp vật nuôi có sức khỏe tốt, tăng năng suất và hiệu quả kinh tế. Việc phòng bệnh có vai trò rất quan trọng trong chăn nuôi gia súc, gia cầm nói chung và chăn nuôi dê nói riêng. Để hạn chế dịch bệnh xảy ra trong quá trình chăn nuôi, người chăn nuôi cần thực hiện tiêm phòng nghiêm ngặt một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho đàn dê.

1. Phòng bệnh đậu

Vắc xin đậu dê: là vắc xin vô hoạt dạng lỏng, màu hồng nhạt, có chất bổ trợ là keo phèn. Vắc xin dùng để tiêm phòng cho dê từ 1 tháng tuổi trở lên theo đường tiêm dưới da hoặc tiêm bắp.

Liều lượng sử dụng: 1ml/con, tiêm dưới da hoặc tiêm bắp, tiêm 2 lần/năm (thời điểm tiêm tháng 3 - 4 và tháng 9 - 10 hàng năm).

Những chú ý khi sử dụng: Chỉ tiêm cho dê từ 1 tháng tuổi trở lên; Sát trùng bơm, kim tiêm thật kĩ trước khi tiêm; Lắc đều lọ vắc xin trước khi sử dụng; Lưu ý không tiêm vắc xin cho dê trong vòng 21 ngày trước khi giết mổ dê.

2. Phòng bệnh viêm ruột hoại tử

Tiêm giải độc tố phòng bệnh viêm ruột hoại tử cho dê.

Liều tiêm: 2 ml/con, tiêm dưới da cổ, mỗi năm tiêm 2 lần vào tháng 3 và tháng 9.

Sau 2 tuần có miễn dịch.

3. Phòng bệnh tụ huyết trùng

Vắc xin tụ huyết trùng dê là vắc xin vô hoạt, dạng lỏng, màu vàng nhạt.

Liều tiêm: 2 ml/con cho dê từ 1 tháng tuổi trở lên, tiêm dưới da hoặc tiêm bắp thịt.

Tiêm vắc xin định kì 2 lần/năm để phòng bệnh cho đàn dê, tiêm 02 lần vào tháng 3 và tháng 9.

Chú ý lắc kĩ lọ vắc xin trước khi sử dụng và chỉ sử dụng trong ngày.

4. Phòng bệnh lở mồm long móng

Vắc xin phòng bệnh lở mồm long móng là vắc xin vô hoạt dạng nhũ dầu.

Liều tiêm: 1ml/con, tiêm sâu vào bắp thịt.

Thời gian tiêm:

- Tiêm mũi đầu tiên: Lúc 4 tháng tuổi.

- Tiêm tăng cường: 9 tháng sau mũi đầu tiên.

- Tái tiêm: Cứ 12 tháng tiêm nhắc lại.

- Sau 2 tuần có miễn dịch, tiêm nhắc lại tùy thuộc vào tình hình dịch bệnh của địa phương.

5. Phòng và trị bệnh kí sinh trùng đường máu

Dùng thuốc Trypamidium, liều 1 mg/kg thể trạng. Pha với nước cất hoặc nước sinh lý (dung dịch NaCl 0,9%) thành dung dịch 2 - 3%, tiêm tĩnh mạch.

Thuốc có tác dụng trị bệnh tiên mao trùng, đồng thời có tác dụng phòng bệnh tiên mao trùng cho dê trong vòng 1 - 1,5 tháng. Chú ý tiêm cho dê vào mùa hè (khi côn trùng môi giới truyền bệnh là ruồi trâu và mòng hoạt động mạnh).

Thuốc Hemosporidin, liều 0,5 mg/kg thể trạng, pha thành dung dịch 1%, tiêm tĩnh mạch để điều trị bệnh lê dạng trùng cho dê.

6. Phòng trị bệnh giun tròn

Thuốc Levamisol: Liều 1ml/10 kg thể trạng (6 - 7 mg/kg thể trạng), tiêm bắp thịt.

Thuốc Mebendazol: Liều 15 - 20 mg/kg thể trạng, hoà sữa hoặc nước, cho uống.

Thuốc Ivermectin: Liều 0,2 - 0,3 mg/kg thể trạng, tiêm dưới da.

7. Phòng trị bệnh sán lá gan, sán lá dạ cỏ

Thuốc Fasciolid - 25: Liều 0,04 ml/kg thể trạng (tương đương với 1 mg hoạt chất /kg thể trạng), tiêm dưới da.

Thuốc Dertil: Liều 8 - 9 mg/kg thể trạng, cho uống.

Thuốc Albendazol: Liều 50 mg/kg thể trạng, cho uống.

8. Phòng trị bệnh sán dây

Thuốc Niclosamid: Liều 20 mg/kg thể trạng, cho uống.

9. Phòng trị bệnh ngoại kí sinh trùng (ve, rận)

Phun định kì 2 tuần/lần cho dê bằng một trong các thuốc: Abuitox, Amitaz, Han Iodine.

Ngoài các vấn đề trên, cần chú ý thực hiện đầy đủ và nghiêm túc công tác kiểm dịch khi vận chuyển của cơ quan có thẩm quyền để khống chế sự lây lan dịch bệnh từ bên ngoài vào cơ sở chăn nuôi dê và ngược lại.

Thực hiện: Vương Thị ChungNguồn: Trung tâm Khuyến nông thành phố Hà Nội

Ý kiến của bạn...
hoặc với thông tin dưới đây:
Đang tải ý kiến... Các phản hồi sẽ được làm mới sau! 00:00.

Chia sẻ ý kiến của bạn!

Thứ năm, 07/03/2024

Quảng Ninh: Đền Xã Tắc - Nơi trấn yên bờ cõi, khẳng định chủ quyền lãnh thổ quốc gia

Tọa lạc tại bờ sông Ka Long (dòng sông nối liền hai nước Việt Nam - Trung Quốc), Đền Xã Tắc, phường Ka Long, thành phố Móng Cái được coi là "cột mốc văn hóa" , khẳng định chủ quyền lãnh thổ quốc gia, ghi dấu ấn lịch sử nơi ông cha ta thời trấn yên bờ cõi và khẳng định nét đặc trưng trong sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng của người Việt nơi địa đầu…
Thứ hai, 13/11/2023

Gỏi cá Sơn La - Món ăn chỉ có ở những địp đặc biệt của người Thái

Gỏi cá được đánh giá là món ăn ngon, chủ đạo trong các món thường để đem ra thết đãi khách quý của đồng bào dân tộc Thái, thể hiện sự hiếu khách của gia chủ. Từ xưa người Thái đã có câu "xép nhứa cin nhứa ma, xép pa cin pa cỏi", nghĩa là "thèm thịt thì ăn thịt chó, thèm cá thì ăn cá gỏi". Ngày nay, món cá gỏi không chỉ có đồng bào dân tộc Thái chế…
Thứ ba, 25/06/2024

Cùng tìm hiểu về những đặc điểm sản phẩm lúa lai 3 dòng Syn8

Giống lúa lai 3 dòng Syn8 được Syngenta Việt Nam đưa vào sản xuất thử nghiệm từ năm 2020. Qua khảo nghiệm, đánh giá, đây là giống lúa siêu ưu việt nhờ đặc tính chịu rét tốt, đẻ nhánh tập trung, trổ nhanh, chống đổ ngã, chống chịu tốt với bệnh đạo ôn, sọc lá vi khuẩn, ít nhiễm rầy, gạo trong, cơm ngon, dẻo. Giống có thời gian sinh trưởng dao động…
 

Chứng nhận tín nhiệm mạng