Góp ý       Thời tiết
Những hạn chế của mô hình nuôi tôm siêu thâm canh hiện nay và bài học kinh nghiệm

Những hạn chế của mô hình nuôi tôm siêu thâm canh hiện nay và bài học kinh nghiệm

ý kiến của bạn

Hiện nay mô hình nuôi tôm siêu thâm canh được nhiều người, đơn vị và ban ngành quan tâm. Bên canh những mặt tích cực đạt được về năng suất, sản lượng, an toàn thực phẩm,... thì những mặt hạn chế của mô hình nuôi tôm siêu thâm canh cũng đã bọc lộ nhiều vấn đề như chi phí đầu tư hệ thống công trình; Quản lý môi trường nước ao nuôi; Tác động của diễn thế thay đổi thời tiết, khí hậu; Vật tư/Sản phẩm đầu vào; Diện tích đất xây dựng hệ thống nuôi; Điều phối thời gian vận hành quạt nước, thổi oxy đáy, vận hành cho ăn (bằng máy hoặc bằng tay), gôm chất thải, xi phong chất thải; Kiến thức nền và kinh nghiệm thực tế sản xuất.

Kỹ thuật nuôi cá chép thương phẩm cho năng suất cao

ý kiến của bạn

Cá chép là một trong những loài cá nước ngọt phổ biến, được nuôi ở nhiều nơi với nhiều điều kiện môi trường khác nhau. Do đó, mô hình nuôi cá chép thương phẩm hiện nay đang không ngừng phát triển rầm rộ ở nhiều nơi trên cả nước và mang lại lợi nhuận rất lớn.

Kỹ thuật nuôi cá chép thương phẩm đạt hiệu quả cao nhất

ý kiến của bạn

Kỹ thuật nuôi cá chép thương phẩm như thế nào cho có hiệu quả đang là câu hỏi được nhiều bà con quan tâm. Để có thể khiến cá chép thương phẩm có chất lượng tốt thì quy trình và kỹ thuật nuôi phải được đảm bảo.

Kỹ thuật nuôi đơn cá chép trong ao đạt hiệu quả kinh tế cao nhất

ý kiến của bạn

Cá chép thông thường hay cá chép châu Âu (Cyprinus carpio) là một loài cá nước ngọt phổ biến rộng khắp có quan hệ họ hàng xa với cá vàng thông thường và chúng có khả năng lai giống với nhau. Tên gọi của nó cũng được đặt cho một họ là họ cá chép (Cyprinidae).

Kỹ thuật nuôi cá chép hiệu quả trong ao với các loại cá khác

ý kiến của bạn

Cá chép thông thường hay cá chép châu Âu (Cyprinus carpio) là một loài cá nước ngọt phổ biến rộng khắp có quan hệ họ hàng xa với cá vàng thông thường và chúng có khả năng lai giống với nhau. Tên gọi của nó cũng được đặt cho một họ là họ cá chép (Cyprinidae).

TP Hồ Chí Minh: Kỹ thuật nuôi cá chép Nhật tại Việt Nam

ý kiến của bạn

Cá chép Nhật rất thích hợp và sinh trưởng tốt với điều kiện nuôi tại Việt Nam từ đó các nhà sản xuất, các nghệ nhân trong làng cá cảnh không ngừng nghiên cứu lai tạo để cho ra những dòng cá có những phẩm chất mới lạ, độc đáo về hình dạng, màu sắc phong phú để đáp ứng thị hiếu của người chơi.

Tỷ lệ nở, sống và tăng trưởng của dòng cá chép TATA và SZARVAS P3

ý kiến của bạn

Mục tiêu của nghiên cứu là đánh giá được tỉ lệ nở, tỉ lệ sống của cá bột, cá hương, cá giống và tốc độ tăng trưởng của cá qua từng giai đoạn để phục vụ công tác chọn giống. Thí nghiệm ấp trứng, ương, nuôi cá chép Tata và cá chép Szavas P3 nhập từ Hungary về Việt Nam được thực hiện từ tháng 7/2019-12/2020 tại Trung tâm Quốc gia Giống thủy sản nước ngọt miền Bắc. Kết quả cho thấy thời gian nở của trứng cá chép Tata là 61,8 ± 2,1 giờ, cá chép Szavas P3 là 62,2 ± 3,3 giờ tương đương tỉ lệ nở là 91,5 ± 2,8 và 93,3 ± 3,4%, tỉ lệ dị hình là 1,2 ± 0,6% và 1,3 ± 0,4%. Tỉ lệ sống của cá hương Tata là 62,5 ± 3,4%, Szavas P3 là 67,5 ± 4,6 %. Tỉ lệ sống của cá chép giống Tata là 48,7%, cá chép Szarvas P3 là 53,3%. Tăng trưởng tuyệt đối về chiều dài và khối lượng cá Tata trong giai đoạn nuôi cá giống là 6,8 ± 1,26 mm/ngày và 0,51 ± 0,08 g/ngày, cá Szarvas P3 là 6,3 ± 1,5 mm/ngày và 0,49 ± 0,04 g/ngày. Sau 12 tháng nuôi, khối lượng trung bình và chiều dài thân cá chép Tata đạt 1.670,5 ± 10,2 g/con và 50,2 ± 7,1 cm/con, cá chép Szavas P3 đạt 1.565,5 ± 10,2 g/con và 49,3 ± 7,7 cm/con. Hệ số chuyển đổi thức ăn đối với cá Tata và Szavas P3 lần lượt là 2,0 và 1,9. Kết quả ấp trứng, ương, nuôi cho thấy cá chép Tata và chép Szavas P3 đã đảm bảo được các chỉ tiêu để làm vật liệu di truyền phục vụ công tác chọn giống cá chép mới.

Nghiên cứu hình thái đá tai họ cá chép phân bố ở An Giang, Cần Thơ

ý kiến của bạn

Nghiên cứu hình thái đá tai của họ cá chép (Cyprinidae) đã được thực hiện từ tháng 8/2011 đến 7/2012 ở tỉnh An Giang và Cần Thơ. Kết quả là đã xác định được 26 loài cá của 20 giống thuộc họ cá chép. Qua xem xét đặc điểm cấu trúc đá tai của 26 loài cá thuộc họ cá chép cho thấy có thể xếp thành 3 dạng tổng quát là dạng hình Elip; dạng hình tam giác và dạng hình quả trứng. Có sự khác biệt khá rõ ràng về hình dạng (nhất là rãnh trung tâm) và kích thước đá tai giữa các loài. Từ đây cho thấy có thể dựa vào các đặc điểm riêng biệt của từng loại đá tai để hỗ trợ cho định danh loại.

Đặc điểm sinh trưởng cá chép vùng hồ Phú Ninh, Quảng Nam

ý kiến của bạn

Cá là nguồn thực phẩm có hàm lượng protein cao không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày của chúng ta. Cá còn dùng làm nguyên liệu cho các ngành công nghiệp như chế biến thực phẩm, công nghiệp đóng hộp, bột cá cung cấp cho trẻ em và người ốm rất tốt, ngoài ra còn chế tạo insulin, vitamin… dùng trong y học. Cá tham gia vào mắt xích thức ăn vô cùng quan trọng trong chuỗi thức ăn tự nhiên của thủy vực.

Đánh giá đa dạng di truyền, cấu trúc quần thể đàn cá chép Việt Nam

ý kiến của bạn

Nghiên cứu này đánh giá đa dạng di truyền, cấu trúc quần thể, phát sinh loài của 7 đàn cá chép bao gồm: cá chép trắng Việt Nam (VN), cá chép chọn giống VI (VI), cá chép vảy Hungary (HV), cá chép vàng Indonesia (IN), cá chép vảy Hungary đàn Tata (TAT), cá chép vảy Hungary đàn Szarvas (SZA) và cá chép Cộng hòa Séc (SE) dựa trên phân tích trình tự gen COI và D-loop. Kết quả chỉ ra rằng, đàn VN và VI là đàn có đa dạng di truyền cao nhất trong khi các đàn HV, TAT, SZA, SE và IN có đa dạng di truyền thấp khi xét trên cả 2 gen COI và D-loop. Nghiên cứu đã xác định được 53 haplotype, trình tự các haplotype đã được công bố trên GenBank - NCBI, vói mã số MW450991 - MW451003 (gen COI) và MW463062 - MW463101 (gen D-loop). Về sai khác di truyền, đáng chú ý nhất là sự sai khác di truyền xét trên gen COI giữa đàn SE với tất cả các đàn cá chép còn lại, đặc biệt là giữa SE và HV, giữa SE và SZA (đều có FST = 1), cho thấy không có sự chia sẻ về mặt di truyền giữa các đàn này. Kết quả phân tích AMOVA dựa trên gen COI cho thấy các đàn có cấu trúc quần thể rõ ràng do sự đóng góp đáng kể về khác biệt di truyền giữa các đàn. Cây phát sinh loài phân tử cho thấy mối quan hệ di truyền xa giữa SE và các đàn còn lại (xét trên gen COI) và mối quan hệ di truyền gần gũi của 7 đàn (xét trên gen D-loop). Nghiên cứu đã góp phần tạo cơ sở dữ liệu nguồn gen tham chiếu và phụ trợ cho các nghiên cứu cần thông tin về nguồn gen của một số đàn cá chép ở Việt Nam hiện nay, đồng thời phục vụ công tác chọn giống và bảo tồn nguồn gen.

 

Chứng nhận tín nhiệm mạng