+35
°
C
Đắk Lắk: Quản lý ốc bươu vàng trên lúa cần áp dụng biện pháp tổng hợp
Ốc bươu vàng hại lúa

Đắk Lắk: Quản lý ốc bươu vàng trên lúa cần áp dụng biện pháp tổng hợp

Phản hồi bài viết này!

Ốc bươu vàng là loài sinh vật ngoại lai xâm hại, là đối tượng ăn thực vật, thức ăn ưa thích là xà lách, mạ non, rau muống… đặc biệt là mạ dưới 3 tuần tuổi có thể bị ốc cắn ngang thân gây thiệt hại trên đồng ruộng, khi ốc bươu vàng phát triển ở mật độ cao có thể làm ruộng mất trắng. Các nghiên cứu cho thấy, 1 con ốc bươu vàng (2 - 3 cm)/m² gây hại trong giai đoạn lúa 3 - 20 ngày sau sạ sẽ làm giảm 15 - 20% năng suất lúa, nếu mật độ 6-10 con ốc/m² thì ruộng lúa sạ sẽ mất trắng sau 1 ngày đêm.

1. Đặc tính sinh trưởng, phát triển và gây hại

Được biết ốc bươu vàng là một loài dịch hại nghiêm trọng, nhiều năm qua đã gây hại tại nhiều vùng trồng lúa trên cả nước. ốc bươu vàng có tập tính phàm ăn rất khỏe, chúng rất thích ăn các cây lúa non ở thời kỳ mạ đối với lúa gieo thẳng làm khuyết đi từng đám lúa non. Tính trong ngày, một con ốc bươu vàng có thể phá hại đến vài chục cây mạ. Chỉ cần mật số 8 con/m² thì mức độ thiệt hại 93% cây mạ (theo nghiên cứu của các nhà chuyên môn). Ở thời kỳ cây lúa già, ốc bươu vàng chuyển sang ăn các loại cây lá mềm khác trên ruộng lúa như tảo, các loại bèo, cỏ… Ngoài ra chúng rất thích lá chuối, khoai mì, khoai lang, đu đủ, rau muống, rau xanh, xơ mít.

ốc bươu vàng luôn hiện diện trên ruộng lúa vì chúng dễ thích nghi với điều kiện bất lợi của môi trường. Khi trời nóng thì ốc lặn sâu dưới nước và thường tập trung ở nơi có bóng râm. Khi ruộng lúa đang thời kỳ trỗ, nước trên ruộng đầy đủ thì chúng bò lên bắt cặp để sinh sản. Mức độ sinh sản của ốc bươu vàng rất nhanh, chúng giao phối định kỳ 01 lần/tuần trong suốt năm. Sau khi giao phối một đến hai ngày ốc bươu vàng đã bắt đầu đẻ trứng, mỗi ổ trứng có từ vài trăm trứng. Mỗi ốc bươu vàng cái sinh sản từ 11 - 12 ổ trứng trong một chu kỳ đẻ. Mỗi ổ trứng có thể lên đến vài trăm trứng, tỉ lệ trứng nở đến 80%. Ốc thường bò lên bám vào cây, cọc và các vật cứng khác cách mặt nước hoặc mặt đất 0,3-0,5m để đẻ trứng. Qua đó cho thấy mật độ ốc bươu vàng luôn gia tăng trên ruộng. Khi lúa sắp thu hoạch ruộng cạn nước ốc chui sâu trong bùn, ngủ nghỉ được tới 6 tháng, đến vụ lúa tiếp theo, có nước ốc lại tiếp tục xuất hiện và phát triển. Do phàm ăn nên ốc bươu vàng lớn rất nhanh, đời sống của ốc bươu vàng lên đến 2, 3 năm. Đây là đặc điểm thích nghi của ốc bươu vàng trong mọi điều kiện mà các đối tượng dịch hại khác không có, gây khó khăn trong việc phòng trừ ốc bươu vàng dứt điểm.

Có một điều đáng quan tâm nữa là số lượng con cái trên ruộng lúa luôn luôn cao hơn so với con đực, và ốc cái là đối tượng sinh sản. Thực tế đã minh chứng trong một thí điểm của lớp đào tạo giảng viên TOT cho các huyện về chương trình quản lý dịch hại tổng hợp - IPM trên lúa của Đắk Lắk do cơ quan chuyên môn tổ chức năm 2023 vừa qua. Sau khi thu thập ngẫu nhiên 80 ốc bươu vàng trên ruộng lúa, qua kiểm tra tính đực cái thì kết quả cho thấy tỷ lệ con cái chiếm đến 67% so với tổng lượng ốc bươu vàng thu thập (53 con cái/27 con đực). Trong cùng lứa thì con cái luôn luôn có hình thái lớn hơn con đực, cho thấy tính phàm ăn của con cái cao hơn, sức gây hại cho lúa sẽ lớn hơn. Cùng với mật độ ốc bươu vàng cái nhiều hơn, sẽ tăng mật độ ổ trứng trên ruộng, lượng ốc bươu vàng con sẽ nhiều lên, nên mức độ gây hại lúa càng đáng kể hơn. Đây là một vấn đề đáng lo ngại đối với đối tượng dịch hại là ốc bươu vàng trên ruộng lúa nước. Thường thì nông dân khi phát hiện mật độ ốc bươu vàng cao, gây hại đáng kể mới sử dụng thuốc hóa học để phòng trừ, đây là một sai lầm lớn mà từ trước giờ người sản xuất lúa vẫn chưa khắc phục được.

2. Biện pháp tổng hợp quản lý ốc bươu vàng

Đối với biện pháp sinh học, có thể dùng vịt đàn thả vào ruộng trước khi gieo sạ và sau khi thu hoạch để vịt ăn ốc. Dùng một số thuốc sinh học, thảo mộc để trừ ốc trên ruộng lúa. Đối với biện pháp kỹ thuật, thì trước khi gieo sạ, cần vệ sinh đồng ruộng, dọn sạch cỏ dại, làm rãnh quanh ruộng để nước dồn ốc bươu vàng vào chỗ có nước, cắm cọc ven bờ, chỗ nước chảy và chỗ rãnh sâu để ốc bò lên đẻ trứng, thuận lợi cho thu lượm và diệt trứng. Dùng những vật liệu mà ốc bươu vàng ưa thích để dẫn dụ như dây, lá khoai lang, lá khoai môn, lá đu đủ và vỏ xơ mít... bỏ vào những rãnh nước, nơi ốc bươu vàng thường tụ lại, những vật liệu này sẽ dẫn dụ thêm ốc từ những nơi khác bò tới và bu xung quanh miếng vật liệu. Đặc biệt là vỏ xơ mít có mùi thơm càng hấp dẫn ốc đến nhiều hơn. Sau khi ốc bám kín miếng vật liệu thì người bắt chỉ việc mang rổ hoặc vợt ra bắt dễ dàng. Phải thường xuyên phát hiện bắt ốc và thu lượm ổ trứng từ lúc lúa sạ, cấy cho đến khi thu hoạch. Cũng có thể cho ngập nước để ốc bưu vàng hoạt động rồi cày bừa bằng cơ giới tác động mạnh tiêu diệt ốc. Có thể rút hết nước ruộng, để ốc tập trung ở kênh mương, dùng trấu bỏ xuống kênh mương, trấu sẽ dính vào cơ thể của ốc bươu vàng khi bò, trấu làm cho ốc không đóng nắp lại được sẽ bị chết. Dùng vôi bỏ vào những vũng nước đọng trong ruộng hoặc mương (khi rút hết nước từ ruộng ra mương) ốc bươu vàng tập trung nơi có nước sẽ bị chết do độ pH tăng thêm trên 5.0. Hoặc dùng vôi rải đều trên ruộng sau khi làm đất cũng diệt được ốc bươu vàng. Đối với ruộng lúa một vụ, có thể luân canh lúa với cây trồng cạn (ngô, lạc, đậu tương,…) sẽ giảm mật độ ốc bươu vàng.

Chỉ dùng thuốc hóa học khi thật cần thiết, với nguyên tắc 4 đúng (vì thuốc hoá học trừ ốc bươu vàng thường rất độc đối với người, vật nuôi và các động vật thuỷ sinh khác, làm ô nhiễm môi trường và hệ sinh thái đồng ruộng), đúng thuốc; đúng lúc ; đúng cách và đúng liều lượng nồng độ.

Thực hiện: Cẩm LaiNguồn: Trung tâm Khuyến nông tỉnh Đắk Lắk

Ý kiến của bạn...
hoặc với thông tin dưới đây:
Đang tải ý kiến... Các phản hồi sẽ được làm mới sau! 00:00.

Chia sẻ ý kiến của bạn!

Thứ năm, 07/03/2024

Quảng Ninh: Đền Xã Tắc - Nơi trấn yên bờ cõi, khẳng định chủ quyền lãnh thổ quốc gia

Tọa lạc tại bờ sông Ka Long (dòng sông nối liền hai nước Việt Nam - Trung Quốc), Đền Xã Tắc, phường Ka Long, thành phố Móng Cái được coi là "cột mốc văn hóa" , khẳng định chủ quyền lãnh thổ quốc gia, ghi dấu ấn lịch sử nơi ông cha ta thời trấn yên bờ cõi và khẳng định nét đặc trưng trong sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng của người Việt nơi địa đầu…
Thứ hai, 13/11/2023

Gỏi cá Sơn La - Món ăn chỉ có ở những địp đặc biệt của người Thái

Gỏi cá được đánh giá là món ăn ngon, chủ đạo trong các món thường để đem ra thết đãi khách quý của đồng bào dân tộc Thái, thể hiện sự hiếu khách của gia chủ. Từ xưa người Thái đã có câu "xép nhứa cin nhứa ma, xép pa cin pa cỏi", nghĩa là "thèm thịt thì ăn thịt chó, thèm cá thì ăn cá gỏi". Ngày nay, món cá gỏi không chỉ có đồng bào dân tộc Thái chế…
Thứ ba, 25/06/2024

Cùng tìm hiểu về những đặc điểm sản phẩm lúa lai 3 dòng Syn8

Giống lúa lai 3 dòng Syn8 được Syngenta Việt Nam đưa vào sản xuất thử nghiệm từ năm 2020. Qua khảo nghiệm, đánh giá, đây là giống lúa siêu ưu việt nhờ đặc tính chịu rét tốt, đẻ nhánh tập trung, trổ nhanh, chống đổ ngã, chống chịu tốt với bệnh đạo ôn, sọc lá vi khuẩn, ít nhiễm rầy, gạo trong, cơm ngon, dẻo. Giống có thời gian sinh trưởng dao động…
 

Chứng nhận tín nhiệm mạng