Góp ý       Thời tiết
Giải phẫu của dòng lúa chứa nhiễm sắt thể từ giống Japonica Asominori
Đặc điểm hình thái, giải phẫu

Giải phẫu của dòng lúa chứa nhiễm sắt thể từ giống Japonica Asominori

ý kiến của bạn

Thí nghiệm trong chậu bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên (CRD) với 5 lần nhắc lại được thực hiện tại nhà lưới Khoa Nông học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam vụ mùa 2016 nhằm đánh giá đặc điểm hình thái, giải phẫu của dòng lúa DCG66. Vật liệu thí nghiệm gồm giống lúa Asominori thuộc loài phụ Japonica là thể cho, giống IR24 thuộc loài phụ Indica là thể nhận, IAS66 là dòng mang một đoạn nhiễm sắc thể được tạo ra từ tổ hợp lai IR24/Asominori ở thế hệ BC2F3, dòng lúa DCG66 được chọn lọc từ IAS66 ở thế hệ BC2F8.

Ở giai đoạn trỗ, lấy ngẫu nhiên 5 cây/dòng, giống để đo các chỉ tiêu hình thái và giải phẫu ở các bộ phận: rễ, đốt gốc, đốt cổ bông và lá đòng. Ở giai đoạn chín, 5 cây/lần nhắc được lấy để đo đếm các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất. Kết quả nghiên cứu cho thấy dòng lúa DCG66 có năng suất cá thể vượt so với IR24 là 11,5%, Asominori là 53,5% và IAS66 là 29,1% là do sự đóng góp của số hạt/bông nhiều. Đường kính lóng thân, thể tích rễ, tổng diện tích bề mặt rễ, số bó mạch lớn ở gốc, cổ bông và lá đòng của DCG66 cũng cao hơn Assominori, IR24 và IAS66. Số bó mạch lớn và nhỏ của cổ bông có tương quan chặt với các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất cá thể ở tất cả các dòng/giống nghiên cứu.


Xin mời xem hoặc tải về tài liệu dưới đây


- Bấm vào biểu tượng mũi tên đi xuống ⬇️ trên trình xem trước PDF rồi chọn "Tải xuống" để lưu về máy.
- Trang "thannong.net" được kiểm duyệt và bảo vệ bởi Trung tâm An ninh mạng Quốc gia - NCSC không chứa bất cứ link độc hại nào cho người sử dụng.
- Tài liệu trên đây được phát hành miễn phí. Nếu bạn trích dẫn nội dung hoặc đăng lại, vui lòng ghi rõ tên tác giả và nhà phát hành.
Ý kiến của bạn...
hoặc với thông tin dưới đây:
Đang tải ý kiến... Các phản hồi sẽ được làm mới sau! 00:00.

Chia sẻ ý kiến của bạn!

 

Chứng nhận tín nhiệm mạng