Góp ý       Thời tiết
Những cách làm mạ lúa theo các phương pháp truyền thống
Những cách làm mạ lúa theo các phương pháp truyền thống

Những cách làm mạ lúa theo các phương pháp truyền thống

ý kiến của bạn

Tùy điều kiện đất đai, thời tiết của từng địa phương mà bà con nông dân áp dụng các phương pháp làm mạ khác nhau. Dưới đây tác giả bài viết sẽ giới thiệu sơ lược một số phương pháp làm mạ truyền thống của Việt Nam.

Phương pháp làm mạ dược: Là hình thức phổ biến nhất. Ruộng mạ được giữ nước, làm đất kỹ, trang phẳng rồi lên luống, gieo hạt đã nảy mầm, giữ ẩm thời kỳ đầu sau đó mới tưới nước cho đến lúc cấy.

Phương pháp làm mạ sân (mạ nền): Những năm rét nhiều ở vụ xuân, mạ dược thường chết gây thiêu mạ, phảI khắc phục bằng làm mạ sân (thường là vụ xuân muộn). Xuất phát từ kinh nghiệm làm mạ Dapog của Philippine. Làm đất khô trước khi gieo, lót giấy PE hoặc lá chuối, rải một lớp đất bột mỏng rồi gieo hạt, tưới ẩm. Mạ Dapog gieo dày (2 - 2,5 kg/m²), tuổi mạ 10 - 15 ngày. Có thể cải tiến phương pháp này bằng cách trước khi gieo mầm, rảI một lớp bùn mỏng lên sân hay lên nền đất cứng ở bờ mương, ven đường. Nếu đất xấu có thể trộn thêm phân chuồng mục đã ủ với lân. Gieo hạt đã xử lí, ngâm ủ. Mật độ gieo từ 1,0 - 1,5 kg/m² . Tưới giữ ẩm, che nilon tránh gió lạnh. Khi mạ 2,5 - 3 lá là nhổ cấy được. Khi lấy mạ bứng cả mảng. Khi cấy tách thành các khóm nhỏ. Mạ sân bén rễ nhanh, không thua kém mạ dược.

Phương pháp làm mạ khô (mạ đồi, mạ nương): Làm đất khô, gieo sâu 2 - 3 cm (hoặc chọc lỗ bỏ hạt) dùng cào, bừa răng lấp hạt. . . ở đồng bằng, làm đất nhỏ lên luống, gieo hạt, lấp một lớp đất bột mỏng và tưới ẩm. Loại mạ này, sau cấy bén rễ nhanh, mọc khỏe.

Phương pháp làm mạ nổi (mạ bè): Phổ biến ở vùng đất trũng không làm được mạ dược (mạ nước). Lấy rơm cỏ kết thành bè rộng 1 - 1,2 m, nổi lên 3 - 5 cm, dùng đất sét, bùn loãng rải lên rồi gieo mầm.

Ý kiến của bạn...
hoặc với thông tin dưới đây:
Đang tải ý kiến... Các phản hồi sẽ được làm mới sau! 00:00.

Chia sẻ ý kiến của bạn!

 

Chứng nhận tín nhiệm mạng