Góp ý       Thời tiết
Những đặc điểm hình thái quan trọng của rễ cây lúa nước
Những đặc điểm hình thái quan trọng của rễ cây lúa

Những đặc điểm hình thái quan trọng của rễ cây lúa nước

ý kiến của bạn

Bộ rễ lúa thuộc loại rễ chùm. Những rễ non có màu trắng sữa, rễ trưởng thành có màu vàng nâu và nâu đậm, rễ đã già có màu đen. Bộ rễ cây lúa có nhiệm vụ hút nước và chất dinh dưỡng nuôi cây, giúp cây bám chặt vào đất. Vì thế bộ rễ có khỏe mạnh thì cây lúa mới tốt được. Bộ rễ luôn đóng một vai trò cực kỳ quan trọng đối với sự sinh trưởng và phát triển của cây lúa.

Bộ rễ lúa có 2 loại:

- Rễ mầm: Mọc từ phôi hạt, có tác dụng hút nước và chất dinh dưỡng đến lúc cây có 3 lá.

- Rễ đốt: Mọc từ các đốt thân nằm dưới mặt đất, có tác dụng hút chất dinh dưỡng nuôi cây, trao đổi không khí, giữ cho cây lúa đứng vững.

Ở các thời kỳ sinh trưởng, phát triển khác nhau của cây lúa, bộ rễ cũng có những đặc điểm khác nhau tương ứng:

- Thời kỳ mạ: Nếu mạ gieo thưa, rễ mạ có thể dài 5 - 6 cm. Tiêu chuẩn của mạ tốt là bộ rễ ngắn,nhiều rễ trắng.

- Thời kỳ sau cấy: Bộ rễ tăng dần về số lượng và chiều dài ở thời kỳ đẻ nhánh, làm đòng

- Thời kỳ trỗ bông : Bộ rễ đạt giá trị tối đa vào thời kỳ trỗ bông. Số lượng rễ có thể đạt tới 500 - 800 cái. Chiều dài rễ đạt 2 - 3 km/cây khi cây được trồng riêng trong chậu.

Trên đồng ruộng, phạm vi ra rễ chỉ ở những mắt gần lớp đất mặt (0 - 20 cm là chính). Khi cấy lúa quá sâu (>5 cm), cây lúa sẽ tạo ra 2 tầng rễ, trong thời gian này cây lúa chậm phát triển giống như hiện tượng lúa bị bệnh ngẹt rễ. Cấy ở độ sâu thích hợp (3 - 5cm) sẽ khắc phục được hiện tượng trên.

Để tạo điều kiện cho bộ rễ phát triển tốt, cần làm cỏ sục bùn điều chỉnh lượng nước hợp lý, tạo điều kiện cho tầng đất vùng rễ thông thoáng, bộ rễ phát triển mạnh, sinh trưởng tốt, chống chịu được sâu bệnh, năng suất cao.

Ý kiến của bạn...
hoặc với thông tin dưới đây:
Đang tải ý kiến... Các phản hồi sẽ được làm mới sau! 00:00.

Chia sẻ ý kiến của bạn!

 

Chứng nhận tín nhiệm mạng