Góp ý       Thời tiết
Bạc Liêu: Quản lý dịch hại trên lúa Đông Xuân năm 2023 - 2024

Bạc Liêu: Quản lý dịch hại trên lúa Đông Xuân năm 2023 - 2024

ý kiến của bạn

Tại tỉnh Bạc Liêu, vụ lúa Đông Xuân 2023 - 2024 đang vào giai đoạn từ 40 ngày sau sạ đến giai đoạn làm đòng. Đây cũng là lúc cây lúa dễ mẫn cảm với các loại sâu bệnh và dịch hại. Mặc dù nông dân đã có nhiều kinh nghiệm gieo trồng lúa Đông Xuân ở thời tiết giao mùa, nhưng vẫn gặp không ít khó khăn trong khâu chăm sóc và phòng ngừa dịch hại.

Cụ thể tại xã Minh Diệu, huyện Hòa Bình trà lúa Đông Xuân sớm trên địa bàn lại xuất hiện thêm một đối tượng gây hại mới là rầy phấn trắng, đây là đối tượng mới xuất hiện trên cánh đồng xã Minh Diệu nhưng đối tượng này đã xuất hiện và gây hại trước trên vụ lúa trên đất tôm tại huyện Hồng Dân, Phước Long gây hại cục bộ tại huyện Vĩnh Lợi trong vụ Đông Xuân năm 2021 - 2022. Kỹ sư Lê Điền Khanh (cán bộ kỹ thuật thuộc Chi Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật) chia sẻ "do lần đầu xuất hiện và gây hại tại địa phương nên nông dân không có được biện pháp phòng tránh cũng như cách phòng trị triệt để với rầy phấn trắng. Rầy phấn trắng khi ở dạng trưởng thành dễ phát hiện nhất, rầy có màu trắng, con nhỏ, mịn, có cánh và bay nhanh. Rầy gây hại trong giai đoạn lúa từ 25 - 30 ngày tuổi với mật số thấp, về sau mật số càng tăng đến giai đoạn làm đòng, đây cũng là lúc mật độ rầy có thể cao nhất và cũng gây hại nặng nhất với lúa. Rầy phấn trắng gây hại nặng khi ở dạng ấu trùng, ấu trùng nằm ở mặt dưới lá già chích hút vào mạch dẫn của lá lúa để lấy các chất dinh dưỡng làm cho lá lúa bị khô, nếu mật độ cao lá lúa sẽ chuyển vàng, gây ra hiện tượng cháy lá làm giảm quá trình quang hợp, giai đoạn làm đòng lúa không trổ được".

Bên cạnh rầy phấn trắng thì rầy nâu cũng xuất hiện và gây hại trên lúa Đông Xuân sớm. Rầy nâu sẽ nở lần hai vào cuối tháng 1và gây hại mạnh vào tháng 2 đặc biệt giai đoạn sau tết nguyên đán sẽ xuất hiện lứa rầy nâu với mật số cao nên người nông dân cần lưu ý phòng ngừa tránh thiệt hại năng suất.

Để quản lý rầy phấn trắng và rầy nâu, nông dân cần thường xuyên thăm đồng để kịp thời phát hiện và phun thuốc phòng trị kịp lúc tránh rầy phát triển với mật số cao. Trong quá trình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, nông dân cần nhớ tên các gốc thuốc khi dùng có hiệu quả để có thể dùng các lần rầy xuất hiện tiếp theo, đặc biệt với thuốc người dân chuyên dùng cho rầy là pexena thì không thể trị được với rầy phấn trắng và đối với rầy nâu đang có hiện tượng kháng thuốc. Kiểm tra lại sau các lần phun xịt để xác định hiệu quả của thuốc cũng như mật độ rầy còn trên ruộng để kịp thời xử lý thêm. Cầncó tính đồng loạt trong phòng trị rầy đặc biệt là rầy phấn trắng do có thể di chuyển từ ruộng này sang ruộng khác nên các ruộng phun xịt cùng lúc tránh có nơi cư trú cho rầy. Áp dụng phương pháp 4 đúng (đúng thuốc - đúng lúc - đúngliều lượng - đúng cách) để đảm bảo thuốc ngấm được vào lá lúa và cần đảm bảo đủ lượng nước phun xịt hoặc có thể kết hợp với thuốc hỗ trợ trong nông nghiệp có tác dụng thấm sâu đối với phun xịt bằng máy bay để đảm bảo được hiệu quả của thuốc tránh ảnh hưởng của thời tiết làm giảm hiệu quả của thuốc mang lại.

Không chỉ có rầy gây ảnh hưởng đến vụ lúa Đông Xuân sớm mà còn xuất hiện bệnh làm giảm năng suất của lúa, với thời tiết giáp tết nguyên đán biên độ nhiệt ngày đêm biến động khá lớn cũng là điều kiện thuận lợi để bệnh đạo ôn phát triển trên lúa. Tại ruộng ông Lê Văn Lập và Huỳnh Hồng Thái (ấp Nam Hưng, xã Minh Diệu, huyện Hòa Bình) đang trồng giống lúa Đài Thơm 8 bệnh đạo ôn trên lá đã xuất hiện và gây ảnh hưởng đến lúa giai đoạn làm đòng. Bệnh dễ xuất hiện do 3 nguyên nhân chính là do giống nhiễm, bón thừa phân đặc biệt là đạm và do điều kiện thời tiết. Với thời tiết vụ Đông Xuân người dân cần lưu ý thăm đòng thường xuyên đặc biệt đối giống lúa Đài Thơm 8 cần phun ngừa cẩn thận, phòng trị bệnh kip thời trong giai đoạn tăng trưởng và làm đòng trổ. Đặcbiệt với lúa sạ sớm khi giai đoạn làm đòng bệnh không xuất hiện người dân không được chủ quan mà cần phòng ngừa bệnh đạo ôn tránh bệnh đạo ôn cổ bông gây thiệt hại khá nghiêm trọng đến năng suất ở giai đoạn cuối vụ.

Qua các khuyến cáo trên nông dân cần lưu ý theo dõi đòng kỹ càng và nhiều hơn đặc biệt là các giống lúa nhiễm để tránh bị rầy phấn trắng, rầy nâu và bệnh đạo ôn gây hại làm ảnh hưởng đến năng suất lúa gây thiệt hại về kinh tế của người dân và kịp thời xử lý để có một vụ mùa bội thu.

Thực hiện: Thùy TrămNguồn: Trung tâm khuyến nông Bạc Liêu
Ý kiến của bạn...
hoặc với thông tin dưới đây:
Đang tải ý kiến... Các phản hồi sẽ được làm mới sau! 00:00.

Chia sẻ ý kiến của bạn!

 

Chứng nhận tín nhiệm mạng