+35
°
C
Hàn Quốc chính thức cấp phép nhập khẩu bưởi Việt Nam
Bưởi Việt Nam được phép nhập khẩu vào Hàn Quốc

Hàn Quốc chính thức cấp phép nhập khẩu bưởi Việt Nam

Phản hồi bài viết này!

Cục Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa cho biết ngày 30/7, sau 3 tháng lấy ý kiến rộng rãi của các bên liên quan, Cục Kiểm dịch Động thực vật Hàn Quốc (APQA) đã công bố trên website về quy định nhập khẩu đối với quả bưởi tươi từ Việt Nam sang Hàn Quốc.

Đây là được xem là thông báo chính thức cho phép việc nhập khẩu bưởi tươi của Việt Nam.

Bưởi là quả tươi thứ 3 của Việt Nam được phép nhập khẩu vào Hàn Quốc, sau thanh long và xoài. Cục Bảo vệ thực vật đánh giá, đây là bước tiến quan trọng, mở ra cơ hội lớn cho nông sản Việt Nam tiếp cận thị trường quốc tế, đồng thời khẳng định chất lượng và uy tín của nông sản Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Với thị trường 50 triệu dân, Hàn Quốc là thị trường rất tiềm năng cho bưởi Việt Nam - một trong 14 nhóm trái cây chủ lực theo đề án phát triển cây ăn quả mà Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn định hướng.

Cả nước hiện có hơn 100.000ha trồng bưởi, với sản lượng hơn 900.000 tấn. Riêng Đồng bằng sông Cửu Long chiếm khoảng 32.000ha, với sản lượng khoảng 370.000 tấn, được xem là vùng sản xuất trọng điểm.

Những tỉnh có diện tích bưởi lớn là Bến Tre (hơn 8.800ha), Vĩnh Long (hơn 8.600ha), Đồng Nai (hơn 5.400ha). Các giống bưởi nổi tiếng, có tiềm năng xuất khẩu lớn gồm bưởi da xanh, bưởi Năm Roi, bưởi Tân Triều...

Trước Hàn Quốc, một số thị trường lớn như Hoa Kỳ, New Zealand… cũng cấp phép cho trái bưởi tươi Việt Nam. Hiện bưởi Việt Nam được xuất khẩu chính ngạch tới 13 quốc gia và vùng lãnh thổ. Dự báo sang năm 2025, con số này sẽ tăng lên thành 14, với sự tham gia của Australia.

Hiệp hội Rau quả Việt Nam thống kê, cùng với sầu riêng, bưởi là mặt hàng trái cây có giá trị tăng cao, tính từ đầu năm 2023 đến nay.

Từ năm 2018, Cục Bảo vệ thực vật đã khởi động chương trình mở cửa thị trường đối với quả bưởi của Việt nam xuất khẩu sang Hàn Quốc. Quá trình đàm phán được đẩy nhanh sau COVID-19.

Sau 2 năm phối hợp, trao đổi thông tin để thực hiện phân tích nguy cơ dịch hại và trải qua nhiều vòng đàm phán, Cục Bảo vệ thực vật và APQA đã thống nhất về mặt kỹ thuật trong cuộc họp song phương hồi tháng 4/2024.

Vào ngày 18/7, Cục Bảo vệ thực vật đã đăng tải trên website dự thảo các yêu cầu về kiểm dịch thực vật và an toàn thực phẩm đối với quả bưởi tươi của Việt Nam nhập khẩu vào Hàn Quốc, nhằm giúp các tổ chức, cá nhân quan tâm có thể tìm hiểu và nắm trước thông tin về các quy định này.

Cục đề nghị các bên liên quan tìm hiểu kỹ yêu cầu về kiểm dịch thực vật đối với quả bưởi tươi nhập khẩu vào Hàn Quốc và nhanh chóng triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại, xuất khẩu bưởi sang quốc gia Đông Bắc Á này.

Thực hiện: Đỗ Hương (Cổng thông tin điện tử Chính phủ)Nguồn: https://baochinhphu.vn/han-quoc-chinh-thuc-cap-phep-nhap-khau-buoi-viet-nam-102240801184939897.htm

Ý kiến của bạn...
hoặc với thông tin dưới đây:
Đang tải ý kiến... Các phản hồi sẽ được làm mới sau! 00:00.

Chia sẻ ý kiến của bạn!

Thứ năm, 07/03/2024

Quảng Ninh: Đền Xã Tắc - Nơi trấn yên bờ cõi, khẳng định chủ quyền lãnh thổ quốc gia

Tọa lạc tại bờ sông Ka Long (dòng sông nối liền hai nước Việt Nam - Trung Quốc), Đền Xã Tắc, phường Ka Long, thành phố Móng Cái được coi là "cột mốc văn hóa" , khẳng định chủ quyền lãnh thổ quốc gia, ghi dấu ấn lịch sử nơi ông cha ta thời trấn yên bờ cõi và khẳng định nét đặc trưng trong sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng của người Việt nơi địa đầu…
Thứ hai, 13/11/2023

Gỏi cá Sơn La - Món ăn chỉ có ở những địp đặc biệt của người Thái

Gỏi cá được đánh giá là món ăn ngon, chủ đạo trong các món thường để đem ra thết đãi khách quý của đồng bào dân tộc Thái, thể hiện sự hiếu khách của gia chủ. Từ xưa người Thái đã có câu "xép nhứa cin nhứa ma, xép pa cin pa cỏi", nghĩa là "thèm thịt thì ăn thịt chó, thèm cá thì ăn cá gỏi". Ngày nay, món cá gỏi không chỉ có đồng bào dân tộc Thái chế…
Thứ ba, 25/06/2024

Cùng tìm hiểu về những đặc điểm sản phẩm lúa lai 3 dòng Syn8

Giống lúa lai 3 dòng Syn8 được Syngenta Việt Nam đưa vào sản xuất thử nghiệm từ năm 2020. Qua khảo nghiệm, đánh giá, đây là giống lúa siêu ưu việt nhờ đặc tính chịu rét tốt, đẻ nhánh tập trung, trổ nhanh, chống đổ ngã, chống chịu tốt với bệnh đạo ôn, sọc lá vi khuẩn, ít nhiễm rầy, gạo trong, cơm ngon, dẻo. Giống có thời gian sinh trưởng dao động…
 

Chứng nhận tín nhiệm mạng