+35
°
C
Lợn rừng nuôi thương phẩm
Lợn rừng nuôi thương phẩm

Kiên Giang: Phú Quốc thử nghiệm mô hình sinh sản và nuôi thương phẩm lợn rừng

Phản hồi bài viết này!

Thành phố Phú Quốc (Kiên Giang) từ nay đến năm 2025, định hướng năm 2030 phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp đô thị, sử dụng ít đất, tạo ra sản phẩm nông nghiệp sạch, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, có giá trị gia tăng cao và phát triển bền vững, nâng cao thu nhập cho người sản xuất. Vì vậy, Phú Quốc đặc biệt chú trọng phát triển thêm các loại vật nuôi phù hợp với điều kiện sinh thái trên đảo, phục vụ phát triển du lịch như: lợn rừng, cá trê suối, ngọc trai,…

Lợn rừng không phải là động vật quý hiếm nhưng lại là loài động vật có giá trị kinh tế cao. Tại Phú Quốc có nhiều mô hình nuôi lợn rừng được hình thành nhưng phần lớn các mô hình nuôi lợn rừng tự phát, người chăn nuôi chưa có kinh nghiệm, cũng như quy trình chăn nuôi. Để hoàn thiện quy trình nuôi sinh sản cũng như nuôi thương phẩm lợn rừng tại Phú Quốc góp phần đa dạng hóa vật nuôi, chủ động về nguồn giống lợn rừng, cung cấp sản phẩm vật nuôi có giá trị kinh tế cao, sản phẩm đặc trưng phục vụ phát triển du lịch tại Phú Quốc. Năm 2022 Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Kiên Giang đã phê duyệt dự án "Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật thử nghiệm mô hình sinh sản và nuôi thương phẩm lợn rừng (Sus scrofa) tại thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang" do Phòng Kinh tế thành phố Phú Quốc chủ trì, ông Ngô Văn Thống - Phó Trưởng bộ môn Khoa học vật nuôi, Trường Đại học Kiên Giang làm chủ nhiệm dự án.

Ngày 12/7/2024, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Kiên Giang đã tổ chức đoàn kiểm tra do ông Nguyễn Thái Nguyên, Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ làm Trưởng đoàn. Đoàn kiểm tra đã tiến hành kiểm tra ngoại nghiệp, tiến độ, tình hình triển khai thực hiện dự án nêu trên tại hộ ông Phù Quốc Phú, tại ấp Đá Chồng, xã Bãi Thơm, thành phố Phú Quốc, là hộ tham gia thực hiện mô hình dự án. Ghi nhận kết quả thực hiện các hạng mục, công việc của dự án như sau:

- Đã tổ chức 01 lớp tập huấn quy trình kỹ thuật nuôi lợn rừng sinh sản và thương phẩm với sự tham gia của 30 người;

- Ứng dụng khoa học kỹ thuật xây dựng mô hình sinh sản lợn rừng, kết quả sinh sản được 62 con (số con sống 53 con và chết 09 con), tỷ lệ sống 85,48% (yêu cầu >= 80%), đạt chỉ tiêu về số lượng và tỷ lệ sống;

- Thực hiện mô hình nuôi thương phẩm lợn rừng (con giống từ mô hình sinh sản), sau 4 tháng nuôi đạt trọng lượng dao động từ 10 - 36kg, tỷ lệ sống đạt 100%.

Đoàn kiểm tra ghi nhận và đánh giá cao sự cố gắng, tích cực của chủ nhiệm dự án; nhóm triển khai trong việc thực hiện tốt các nội dung đề ra và tiếp tục thực hiện các nội dung công việc tiếp theo bảo đảm chất lượng, khối lượng và tiến độ theo quy định.


Tác giả: Nguyễn Thị Lan Thanh
Nguồn: Trung tâm Khuyến nông tỉnh Kiên Giang


Ý kiến của bạn...
hoặc với thông tin dưới đây:
Đang tải ý kiến... Các phản hồi sẽ được làm mới sau! 00:00.

Chia sẻ ý kiến của bạn!

Thứ năm, 07/03/2024

Quảng Ninh: Đền Xã Tắc - Nơi trấn yên bờ cõi, khẳng định chủ quyền lãnh thổ quốc gia

Tọa lạc tại bờ sông Ka Long (dòng sông nối liền hai nước Việt Nam - Trung Quốc), Đền Xã Tắc, phường Ka Long, thành phố Móng Cái được coi là "cột mốc văn hóa" , khẳng định chủ quyền lãnh thổ quốc gia, ghi dấu ấn lịch sử nơi ông cha ta thời trấn yên bờ cõi và khẳng định nét đặc trưng trong sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng của người Việt nơi địa đầu…
Thứ hai, 13/11/2023

Gỏi cá Sơn La - Món ăn chỉ có ở những địp đặc biệt của người Thái

Gỏi cá được đánh giá là món ăn ngon, chủ đạo trong các món thường để đem ra thết đãi khách quý của đồng bào dân tộc Thái, thể hiện sự hiếu khách của gia chủ. Từ xưa người Thái đã có câu "xép nhứa cin nhứa ma, xép pa cin pa cỏi", nghĩa là "thèm thịt thì ăn thịt chó, thèm cá thì ăn cá gỏi". Ngày nay, món cá gỏi không chỉ có đồng bào dân tộc Thái chế…
Thứ ba, 25/06/2024

Cùng tìm hiểu về những đặc điểm sản phẩm lúa lai 3 dòng Syn8

Giống lúa lai 3 dòng Syn8 được Syngenta Việt Nam đưa vào sản xuất thử nghiệm từ năm 2020. Qua khảo nghiệm, đánh giá, đây là giống lúa siêu ưu việt nhờ đặc tính chịu rét tốt, đẻ nhánh tập trung, trổ nhanh, chống đổ ngã, chống chịu tốt với bệnh đạo ôn, sọc lá vi khuẩn, ít nhiễm rầy, gạo trong, cơm ngon, dẻo. Giống có thời gian sinh trưởng dao động…
 

Chứng nhận tín nhiệm mạng