Góp ý       Thời tiết
Nghệ An: Dạy nghề trồng nấm cho nông dân xã Châu Thái
Nghệ An: Dạy nghề trồng nấm cho nông dân xã Châu Thái

Nghệ An: Dạy nghề trồng nấm cho nông dân xã Châu Thái

ý kiến của bạn

Xã Châu Thái là một trong những xã trọng điểm lúa của huyện Qùy Hợp, với diện tích đất trồng lúa 309,01ha, và bà con nông dân nơi đây canh tác tốt 2 vụ lúa/năm luôn đạt năng suất cao. Hằng năm, lượng rơm từ sản xuất lúa của xã rất lớn, nhưng bà con chủ yếu đốt luôn trên đồng ruộng, mà chưa có mục đích sử dụng cụ thể. Năm 2022 trung tâm Giáo dục dạy nghề - Giáo dục thường xuyên huyện Qùy Hợp đã phối hợp với Ủy ban nhân dân xã Châu Thái mở lớp đào tạo nghề trồng nấm cho lao động nông thôn theo Quyết định số 1956/QĐ.TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Đây là lớp đào tạo nghề ngắn hạn, học viên chủ yếu là chị em dân tộc thiểu số, trình độ nhận thức có hạn. Nên giảng viên trực tiếp đứng lớp vận dụng phương pháp "cầm tay chỉ việc", giáo trình bài giảng đơn giản, dễ hiểu, dễ nhớ để giúp học viên có thể nhớ và vận dụng luôn trong quá trình học lý thuyết, thực hành.

Trong thời gian học gần 3 tháng, 29 học viên lớp nghề trồng nấm đã được truyền đạt các kiến thức về đặc điểm hình các loại nấm trồng phổ biến, yêu cầu ngoại cảnh, quy trình kỹ thuật trồng nấm sò, nấm mộc nhĩ và nấm rơm. Ngoài ra, các học viên còn được hướng dẫn cách lựa chọn nguyên liệu, kỹ thuật ngâm ủ rơm, ủ mùn cưa, cách đóng bịch, cách chăm, bảo quản và thu hái nấm. Kết thúc khóa học, 100% học viên đã hoàn thành khóa học và được cấp chứng chỉ nghề, trong đó có 5 học viên được biểu dương khen thưởng. Thông qua lớp học này giúp các học viên biết thêm nhiều kiến thức, kỹ năng trồng nấm  để áp dụng vào thực tế tại địa phương, tạo việc làm tại gia đình, góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương ngày càng phát triển.

Phát biểu tại cuộc nghiệm thu đại diện lãnh đạo Phòng Lao động thương binh và xã hội - đồng chí Lương Văn Thành đánh giá: Trung tâm đã triển khai lớp dạy nghề trồng nấm theo đúng tiến độ, đúng kế hoạch, đúng dự toán và đã thành công tốt đẹp, tất cả những học viên được học nghề đều đã biết cách tự trồng, chăm sóc, thu hoạch và bảo quản một số loại nấm, các học viên có thể tự tin tận dụng nguồn rơm rạ sẵn có để trồng nấm ngay trên chính mảnh đất của mình để phục vụ cho gia đình, sau đó sẽ nhân rộng để phục vụ cho thị trường.

Sau khi  tham gia lớp học, các học viên đã chủ động chuẩn bị tích trữ rơm làm nguyên liệu trồng nấm sau vụ thu hoạch lúa mùa tới. Đồng thời cũng tuyên truyền cho bà con trong bản, trong xã không đốt rơm, mà phơi khô, cất giữ lại, để có nguồn nguyên liệu dồi dào khi đi vào sản xuất với quy mô lớn hơn. Lớp học nghề Trồng nấm đã mang lại hiệu quả rõ rệt cho các học viên tham gia, cũng như thay đổi được tập quán cũ của bà con nông dân, hi vọng sẽ nhân rộng ra địa bàn toàn xã, huyện để người nông dân được học tập và làm theo.

Ý kiến của bạn...
hoặc với thông tin dưới đây:
Đang tải ý kiến... Các phản hồi sẽ được làm mới sau! 00:00.

Chia sẻ ý kiến của bạn!

 

Chứng nhận tín nhiệm mạng