Góp ý     Thời tiết     Hỏi đáp  
Thái Nguyên: Khai mở tiềm năng du lịch ở vùng chè Đồng Hỷ

Thái Nguyên: Khai mở tiềm năng du lịch ở vùng chè Đồng Hỷ

ý kiến của bạn

Đồng Hỷ là huyện có nhiều điều kiện tự nhiên phù hợp cho phát triển cây chè. Vùng chè Trại Cài huyện Đồng Hỷ (gồm diện tích chè các xã Minh Lập, Hoà Bình) được mệnh danh là một trong "tứ đại danh trà" của tỉnh Thái Nguyên. Việc chuyển dần từ sản xuất truyền thống sang hữu cơ đã tạo ra các sản phẩm chè có năng suất, chất lượng cao và hương vị đặc trưng. Huyện đang từng bước xây dựng và phát triển thương hiệu chè gắn liền với khai thác tiềm năng du lịch, từ đó góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Sản xuất chè hữu cơ, xu hướng phát triển bền vững

Người tiêu dùng ngày càng nhận thức cao hơn về tác động của hóa chất độc hại đối với môi trường và sức khỏe con người. Thị trường quốc tế và các nước phát triển cũng luôn yêu cầu khắt khe về các sản phẩm nông nghiệp, ưu tiên tiêu thụ các sản phẩm hữu cơ và bảo vệ môi trường. Việc sản xuất chè hữu cơ giúp các doanh nghiệp có nhiều cơ hội xuất khẩu hàng hóa và thúc đẩy phát triển bền vững. Đồng Hỷ nói riêng và tỉnh Thái Nguyên nói chung đã và đang chuyển đổi từ sản xuất chè truyền thống sang hữu cơ để đáp ứng nhu cầu thị trường.

Đồng Hỷ hiện có gần 4.000 ha chè nguyên liệu, trong đó các vùng trồng chè chủ lực như: Văn Hán, Khe Mo, Minh Lập, Hóa Trung, thị trấn Sông Cầu đã được gắn mã định vị trên hệ thống GPS toàn cầu nên người tiêu dùng có thể dễ dàng truy cứu nguồn gốc xuất xứ sản phẩm. Ngoài ra, địa phương có 10 làng nghề chè truyền thống, 7 hợp tác xã sản xuất, chế biến chè với 22 sản phẩm đạt OCOP từ 3 sao trở lên. Chị Nguyễn Thị Vân, Giám đốc hợp tác xã Thái Minh, xã Văn Hán cho biết: Chúng tôi đã lựa chọn hướng sản xuất chè hữu cơ để cho ra các sản phẩm trà chất lượng cao, đảm bảo các tiêu chuẩn trong nước và quốc tế, đa dạng mẫu mã, sản phẩm và tập trung xây dựng thương hiệu để nâng cao giá trị sản phẩm.

Khai mở tiềm năng về phát triển du lịch

Không chỉ thuận lợi phát triển cây chè, Đồng Hỷ còn được thiên nhiên ban tặng với nhiều cảnh quan và chứng tích lịch sử. Bản Tèn với vẻ đẹp hoang sơ, khí hậu mát mẻ được ví như Sapa thu nhỏ của Thái Nguyên; Suối Tiên - nơi có dòng suối tự nhiên chảy dài hàng cây số, đỉnh dòng chảy có hang động và thác nước rất đẹp. Cùng với đó những đồi chè bát úp chải dài hàng chục km. Đồng Hỷ cũng là vùng ATK trong thời kỳ kháng chiến; các giá trị văn hóa, lịch sử đang được gìn giữ, bảo tồn và phát huy. Đó là những tiềm năng to lớn để địa phương có thể khai thác phát triển nhiều loại hình du lịch, đặc biệt là du lịch trải nghiệm vùng chè, du lịch sinh thái cộng đồng.

Đồng Hỷ là huyện có vùng nguyên liệu chè đặc sản lớn của tỉnh. Giống chè trung du khi được trồng, chăm sóc, chế biến đúng kỹ thuật đã làm ra sản phẩm đặc biệt, có giá trị rất cao như trà đinh, trà tôm nõn giá trị cao gấp 5 - 10 lần so với thông thường. Ông Nguyễn Văn Ngọc, Bí thư Huyện ủy Đồng Hỷ cho biết: Ngoài việc mở rộng diện tích trồng chè, huyện đã chỉ đạo ứng dụng khoa học công nghệ để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, từng bước chuyển đổi sang sản xuất chè hữu cơ; đồng thời kết hợp với phát triển du lịch sinh thái, du lịch trải nghiệm làng nghề chè để giới thiệu, quảng bá và phát triển thương hiệu chè Đồng Hỷ, có khả năng cạnh tranh với các thương hiệu trà khác và vươn ra thị trường quốc tế…

Trên thực tế, nhu cầu của thị trường trong nước và quốc tế đối với các sản phẩm chè của Thái Nguyên làm quà tặng ngày càng tăng, có nhiều tiềm năng và dư địa phát triển trong xu thế hội nhập. Tuy nhiên, gu uống trà xanh Thái Nguyên chưa phổ biến trên thế giới, nên việc tăng cường giới thiệu, quảng bá về sản phẩm trà và văn hóa trà thông qua các sản phẩm du lịch là rất cần thiết. Với địa hình nhiều đồi núi thoai thoải, khí hậu trong lành mát mẻ, lý tưởng cho cây chè phát triển, cùng với hệ thống hang động, suối nước và văn hóa bản địa, Đồng Hỷ đã và đang có hướng đi đúng về phát triển kinh tế nông nghiệp, trong đó cây chè là chủ lực sẽ khai mở những tiềm năng để phát du lịch và thương hiệu chè của địa phương.

Thực hiện: Đức NămNguồn: Cổng thông tin điện tử tỉnh Thái Nguyên

Ý kiến của bạn...
hoặc với thông tin dưới đây:
Đang tải ý kiến... Các phản hồi sẽ được làm mới sau! 00:00.

Chia sẻ ý kiến của bạn!

Thứ năm, 07/03/2024

Quảng Ninh: Đền Xã Tắc - Nơi trấn yên bờ cõi, khẳng định chủ quyền lãnh thổ quốc gia

Tọa lạc tại bờ sông Ka Long (dòng sông nối liền hai nước Việt Nam - Trung Quốc), Đền Xã Tắc, phường Ka Long, thành phố Móng Cái được coi là "cột mốc văn hóa" , khẳng định chủ quyền lãnh thổ quốc gia, ghi dấu ấn lịch sử nơi ông cha ta thời trấn yên bờ cõi và khẳng định nét đặc trưng trong sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng của người Việt nơi địa đầu…
Thứ hai, 13/11/2023

Gỏi cá Sơn La - Món ăn chỉ có ở những địp đặc biệt của người Thái

Gỏi cá được đánh giá là món ăn ngon, chủ đạo trong các món thường để đem ra thết đãi khách quý của đồng bào dân tộc Thái, thể hiện sự hiếu khách của gia chủ. Từ xưa người Thái đã có câu "xép nhứa cin nhứa ma, xép pa cin pa cỏi", nghĩa là "thèm thịt thì ăn thịt chó, thèm cá thì ăn cá gỏi". Ngày nay, món cá gỏi không chỉ có đồng bào dân tộc Thái chế…
Thứ ba, 25/06/2024

Cùng tìm hiểu về những đặc điểm sản phẩm lúa lai 3 dòng Syn8

Giống lúa lai 3 dòng Syn8 được Syngenta Việt Nam đưa vào sản xuất thử nghiệm từ năm 2020. Qua khảo nghiệm, đánh giá, đây là giống lúa siêu ưu việt nhờ đặc tính chịu rét tốt, đẻ nhánh tập trung, trổ nhanh, chống đổ ngã, chống chịu tốt với bệnh đạo ôn, sọc lá vi khuẩn, ít nhiễm rầy, gạo trong, cơm ngon, dẻo. Giống có thời gian sinh trưởng dao động…
 

Chứng nhận tín nhiệm mạng