Góp ý       Thời tiết
Vĩnh Long: Nuôi gà, vịt làm thú cưng

Vĩnh Long: Nuôi gà, vịt làm thú cưng

ý kiến của bạn

Anh Phạm Minh Biên (36 tuổi, ngụ xã Nhơn Phú, huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long) sưu tầm nhiều giống gà, vịt "độc, lạ" như gà sư tử Ba Lan, gà Serama, vịt gọi… mang về nhân giống bán, cho thu nhập hơn 30 triệu đồng/tháng.

Anh Biên được biết đến là người đam mê các giống gà, chim kiểng và đang sở hữu hơn 10 loại như gà Ba Lan, gà Serama, gà vảy cá, gà chú hề, chim công, chim trĩ… Từ niềm đam mê này đem lại cho anh nguồn thu nhập trên 30 triệu đồng mỗi tháng (sau khi đã trừ chi phí nuôi). Vừa qua, anh còn mua giống vịt gọi về nuôi và nhân giống thành công với số lượng hơn 40 con. Nổi bật nhất tại trại là giống gà Ba Lan, sở hữu màu sắc đa dạng cộng với chiếc mào "khổng lồ", được phủ bằng lông trông giống như bờm sư tử. Nhờ dáng hình "độc, đẹp, lạ", giống gà này đang được giới chơi gà cảnh tại Việt Nam và nhiều nước ưa thích.

Quảng Trị: Tấm gương sáng về phát triển kinh tế gia đình

Quảng Trị: Tấm gương sáng về phát triển kinh tế gia đình

ý kiến của bạn

Đến thôn Vầng, xã Ba Tầng (huyện Hướng Hóa) hỏi thăm ông Hồ Ngưm (Ăm Neng), người làm kinh tế giỏi nhất, nhì bản thì từ người già đến trẻ em ai cũng biết. Ai ai cũng cho rằng ông làm việc gì cũng giỏi, ông không chỉ biết thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong phát triển kinh tế, mà còn là Già làng có nhiều uy tín được nhân dân ở bản làng tin yêu.

Một căn nhà sàn truyền thống cao ráo, khang trang là ấn tượng đầu tiên khi chúng tôi đến nhà già làng Hồ Ngưm. Đến thăm nhà đã lúc chiều muộn nhưng chúng tôi thấy ông vẫn cần mẫn làm việc ở ngoài vườn. Ông ôm từng bó cỏ bỏ vào chuồng cho dê ăn, rồi lại đổ thức ăn ra máng cho đàn lợn. Xong xuôi, ông lại xắt thân cây chuối chuẩn bị thức ăn cho đàn bò. Nhìn ông dáng làm việc, ít ai biết vị già làng đã bước sang tuổi 70.

Quảng Nam: Nâng cao thu nhập nhờ chuyển đổi cơ cấu cây trồng (chè dây Ra Zéh)

Quảng Nam: Nâng cao thu nhập nhờ chuyển đổi cơ cấu cây trồng (chè dây Ra Zéh)

ý kiến của bạn

Trong những năm qua, hoạt động gây trồng, phục hồi, chế biến, tiêu thụ sản phẩm dược liệu (chè dây Ra Zéh) được đẩy mạnh theo hướng sản xuất hàng hoá, góp phần cải thiện sinh kế, nâng cao đời sống bà con đồng bào Cơ Tu xã Tư huyện Đông Giang.

Với mục tiêu gia tăng giá trị canh tác, thời gian qua, xã Tư (huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam) đã đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng dược liệu (chè dây Ra Zéh). Khai thác tốt tiềm năng loài cây bản địa, tạo ra những sản phẩm hàng hóa có giá trị cao, góp phần tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Bình Phước: Khuyến khích phát triển du lịch nông thôn theo hướng tăng trưởng xanh

ý kiến của bạn

Gần đây, đoàn công tác của Bộ Nông Lâm nghiệp nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào đã tìm hiểu về các mô hình kinh tế nông nghiệp có tiềm năng phát triển du lịch ở Bình Phước khi đến thăm các nông trại và xưởng chế biến nông sản tiêu biểu trên địa bàn tỉnh này.

Sự kiện nói trên diễn ra dựa trên sự hỗ trợ kết nối của Trung tâm xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch tỉnh Bình Phước (https://ittpc.binhphuoc.gov.vn) và sự phối hợp giữa Cửa hàng S’tiêng Farm (https://stiengfarm.vn), câu lạc bộ Nông dân tỷ phú Bình Phước và Công ty Cổ phần Công nghệ phần mềm AutoAgri, Hà Nội (https://autoagri.vn) trong công tác tổ chức sự kiện.

Kiên Giang: Tăng thu nhập từ mô hình trồng dưa lê luân canh trên đất lúa

Kiên Giang: Tăng thu nhập từ mô hình trồng dưa lê luân canh trên đất lúa

ý kiến của bạn

Vụ Dưa lê trên nền đất lúa 2 vụ của nông dân ở ấp Bình Minh, xã Bình Minh, huyện Vĩnh Thuận năm nay rất thuận lợi, năng suất cao, bán được giá, nông dân rất phấn khởi vì có thêm thu nhập từ mô hình 2 vụ lúa 1 vụ màu.

Nối tiếp thành công từ sản xuất lúa vụ Đông Xuân, năm nay người dân ấp Bình Minh tất bật đào mương, lên liếp trồng dưa lê theo mô hình 2 vụ lúa 1 vụ màu.

Bạc Liêu: Bệnh dại, công tác phòng chống bệnh trên động vật

Bạc Liêu: Bệnh dại, công tác phòng chống bệnh trên động vật

ý kiến của bạn

Bệnh Dại là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Dại (Rabies) gây ra, virus Dại tập trung nhiều ở trong nước bọt và não của động vật bị nhiễm bệnh. Virus dại lây truyền qua nước bọt, các chất bài tiết có nhiễm virus Dại ở vết cắn, vết liêm của động vật mắc bệnh Dại, thường là chó (trên 90%) và mèo. Bệnh này vô cùng nguy hiểm vì có thể lây sang người và bệnh chưa có thuốc đặc trị nên khi mắc phải khả năng tử vong 100%. Thời gian ủ bệnh Dại có thể từ vài ngày đến vài tháng, các biểu hiện lâm sàng điển hình của bệnh Dại ở người bao gồm: sợ nước, sợ gió, co giật, liệt và dẫn đến tử vong. Một khi các triệu chứng lâm sàng đã xuất hiện, tỷ lệ tử vong là 100% đối với cả động vật và con người.

Tại Việt Nam, bệnh Dại đã tồn tại từ hơn 50 năm và là một trong những bệnh có tỷ lệ tử vong cao nhất trong số các bệnh truyền nhiễm ở người, chỉ đứng sau dịch bệnh Covid - 19. Từ năm 2010 đến tháng 11/2022, tổng cộng có 1.078 ngườitử vong vì bệnh Dại (trung bình 82 người/năm); hằng năm khoảng 500 nghìn người bị chó cần phải đi điều trị dự phòng, gây thiệt hại khoảng 700 tỷ đồng mỗi năm. Từ nguồn thông tin của Bộ Y tế, báo cáo đến tháng 3/2024, bệnh Dại có xu hướng gia tăng, số ca tử vong do Dại từ 2022 đến nay là 47 ca, 02 tháng đầu năm 2024 đã là 22 ca, đáng chú ý, gần đây xuất hiện các trường hợp mắc bệnh có thời gian ủ bệnh ngắn từ 10 - 15 ngày.

Thái Nguyên: Người nuôi bò BBB 'treo chuồng' vì giá bán giảm

Thái Nguyên: Người nuôi bò BBB 'treo chuồng' vì giá bán giảm

ý kiến của bạn

Nuôi bò BBB được xem là một trong những mô hình kinh tế đem lại thu nhập cao cho người dân trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, từ hơn một năm nay, nhiều hộ chăn nuôi bò BBB gặp khó do đầu ra hạn chế và giá bán giảm.

Đến gia trại nuôi bò BBB của ông Hoàng Trọng Vinh, ở xóm Tiền Phong, xã Khe Mo (Đồng Hỷ), chúng tôi thấy chủ nhà đang cặm cụi băm cỏ để ủ chua làm thức ăn cho bò. Hiện, ông Vinh đã ủ được khoảng 15 tấn cỏ. Tuy nhiên, điều ngạc nhiên là trong chuồng trại có quy mô 45 con bò của gia đình hiện lại đang để trống.

Ninh Thuận: Trồng tre lấy măng, hướng đi mới trong phát triển kinh tế

Ninh Thuận: Trồng tre lấy măng, hướng đi mới trong phát triển kinh tế

ý kiến của bạn

Theo thống kê, đến nay toàn tỉnh có diện tích tre được trồng lấy măng khoảng trên 20ha. Trong đó, xã Mỹ Sơn và Hòa Sơn (Ninh Sơn) có trên 15ha, số còn lại ở xã Phước Vinh và Phước Hữu (Ninh Phước). Có hai giống được bà con lựa chọn trồng là tre Tứ quý và tre Bát độ vì măng tre không có lông, gai, không bị đắng, thịt trắng, giòn và khi luộc lên thịt vàng giòn, thơm.

Anh Nguyễn Tiến Dũng, thôn Tân Hòa, xã Hòa Sơn không khí trở nên mát dịu đến lạ thường. Anh Dũng cho biết: Vườn tre Bát độ của gia đình anh được mua giống từ tỉnh Yên Bái về trồng từ năm 2020. Lúc đầu có 50 gốc trồng dọc các bờ suối để giữ đất không bị xói mòn và nuôi thêm dúi, nhưng nhận thấy loại tre này cho năng suất măng khá nhiều, anh quyết định chuyển một phần diện tích trồng mì sang trồng thâm canh 5 sào măng tre với hai giống măng Bát độ và Tứ quý.

Lào Cai: Nông dân thu hơn 24 tỷ đồng từ chè xuân

Lào Cai: Nông dân thu hơn 24 tỷ đồng từ chè xuân

ý kiến của bạn

Theo thống kê, tổng diện tích chè trên địa bàn toàn tỉnh đạt 8.279 ha, trong đó 5.767 ha chè kinh doanh. Hiện thời tiết đang thuận lợi nên người trồng chè tại các địa phương trong tỉnh tập trung hoàn thành việc thu hoạch lứa chè xuân của năm và dự kiến kết thúc trong đầu tháng 4.

Khánh Hòa: Giá con giống tôm hùm xanh tăng cao

Khánh Hòa: Giá con giống tôm hùm xanh tăng cao

ý kiến của bạn

Theo thông tin từ các hộ nuôi tôm hùm xanh tại các địa phương trọng điểm trong tỉnh như thành phố Cam Ranh, huyện Vạn Ninh, hiện đang trong thời gian cao điểm thả giống nuôi tôm hùm xanh tại các vùng nuôi trong tỉnh, trong khi nay tôm hùm xanh giống khan hiếm đã đẩy giá tôm giống lên cao, ở mức hơn 110.000 đồng/con, gấp đôi so với cùng thời điểm này năm trước.

 

Chứng nhận tín nhiệm mạng