Góp ý       Thời tiết
Đắk Lắk: Lợi ích từ nuôi trùn quế dưới tán cao su

Đắk Lắk: Lợi ích từ nuôi trùn quế dưới tán cao su

ý kiến của bạn

Tận dụng bóng mát và khoảng trống dưới tán cao su, anh Nguyễn Ngọc Quỳnh (xã Vụ Bổn, huyện Krông Pắc) đã sáng tạo ra cách nuôi trùn quế mang lại nhiều lợi ích cho nhà nông. Thôn 12 là địa bàn xa xôi của xã vùng III Vụ Bổn. Do đất đai khô cằn, thiếu nước tưới nên việc sản xuất nông nghiệp còn nhiều khó khăn. Đa số bà con trồng hoa màu một vụ hoặc các loại cây dài ngày ít có nhu cầu về nước tưới như điều, cao su… kết hợp với chăn nuôi trâu, bò. Mặc dù người dân nơi đây chăn nuôi nhiều, có sẵn lượng phân bò lớn nhưng lại chưa tận dụng để cải tạo đất đai mà bán đi với giá rất rẻ.

Cần Thơ: Chủ động chăm sóc, cung cấp nước tưới cho lúa hè thu 2024

Cần Thơ: Chủ động chăm sóc, cung cấp nước tưới cho lúa hè thu 2024

ý kiến của bạn

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Cần Thơ, vụ hè thu 2024, thành phố có kế hoạch gieo trồng 69.485ha lúa và đến nay nông dân trên địa bàn thành phố đã xuống giống được 66.279ha, đạt 95% kế hoạch, cao hơn 5.967ha so với cùng kỳ.

Vụ hè thu 2024, nông dân trên địa bàn thành phố Cần Thơ tập trung gieo trồng các giống lúa OM5451, OM18, OM380, Đài Thơm 8... Hiện lúa chủ yếu trong giai đoạn mạ và đẻ nhánh, đang sinh trưởng và phát triển tốt. Tuy nhiên, trên một số trà lúa cũng đã có sự xuất hiện và gây hại của mốt số đối tượng dịch hại: chuột, ốc bươu vàng, sâu cuốn lá, bệnh đạo ôn lá... Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thônthành phố Cần Thơ đề nghị ngành nông nghiệp các địa phương cần tăng cường khuyến cáo, hướng dẫn nông dân thường xuyên thăm đồng nhằm chủ động chăm sóc và bảo vệ lúa hè thu, kịp thời cung cấp nước tưới cho lúa và phòng trừ các loại dịch hại. Hiện nay, tình hình thời tiết nắng nóng là điều kiện thuận lợi cho nhiều loại dịch hại phát triển và gây hại cho lúa, như: bọ trĩ, rầy phấn trắng... Để chủ động phòng dịch hại trên các trà lúa đã xuống giống, đồng thời đảm bảo không phun thuốc trừ sâu trong 40 ngày đầu sau khi gieo sạ nhằm bảo tồn thiên địch, ngành nông nghiệp các địa phương khuyến cáo nông dân giữ mực nước ruộng vừa có thể để khống chế cỏ dại, che chắn cây lúa non tránh sự chích hút của rầy nâu và hạn chế sự gây hại của các loại dịch hại.

Bắc Giang: Sơn Động hỗ trợ trồng mới 19 ha cây ba kích tím

Bắc Giang: Sơn Động hỗ trợ trồng mới 19 ha cây ba kích tím

ý kiến của bạn

Năm 2024, Hội Nông dân tỉnh phối hợp với Ủy ban nhân dân huyện Sơn Động lựa chọn vùng trồng, hỗ trợ các chủ thể tham gia mô hình, triển khai trồng mới 19 ha cây Ba kích tím tại các xã Hữu Sản, Dương Hưu, Văn Sơn, Yên Định, Tuấn Đạo, Long Sơn, Thanh Luận và Thị trấn Tây Yên Tử.

Tham gia mô hình các hộ được hỗ trợ theo Nghị quyết số 45/2020/NQ-HĐND ngày 09/12/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc ban hành quy định nội dung chi và mức chi hỗ trợ cho hoạt động khuyến nông trên địa bàn tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2021-2025.

Vĩnh Long: Nuôi chồn hương hiệu quả cao

Vĩnh Long: Nuôi chồn hương hiệu quả cao

ý kiến của bạn

Nuôi chồn hương ít tốn chi phí, bán giá cao và hút hàng nên người nuôi có thể đạt được lợi nhuận tốt. Đặc biệt nuôi chồn cho sinh sản và bán con giống. Điển hình như mô hình nuôi chồn giống của anh Trần Văn Long - chủ Trại chồn giống Ba Long (ấp Phước Chí A, xã Bình Phước, huyện Mang Thít).

Là hộ nuôi thành công chồn hương sinh sản ở huyện Mang Thít, anh Trần Văn Long - chủ Trại chồn giống Ba Long được xem là hộ nuôi tiên phong mô hình này.

Tây Ninh: Ngậm ngùi thu hoạch lúa bị đổ ngã

Tây Ninh: Ngậm ngùi thu hoạch lúa bị đổ ngã

ý kiến của bạn

Năm nay, nông dân phấn khởi vì lúa bán được giá hơn so với những năm gần đây. Thời điểm vừa sau tết Nguyên đán, giá lúa có lúc hơn 8.000 đồng/kg (tăng hơn 2.000 đồng/kg so với những năm trước). Sau đó, giá có giảm xuống khoảng 6.500/kg, rồi tăng trở lại.

Do thời tiết thuận lợi, vụ lúa Đông Xuân năm 2023 - 2024 trúng mùa, nông dân thu hoạch lúa đạt năng suất khá cao, từ 7 - 8 tấn lúa/ha. Hiện nay, các cánh đồng lúa tại xã Phước Chỉ chín rộ, nhiều diện tích trồng lúa đã được thu hoạch. Vẫn còn không ít diện tích lúa đang được thu hoạch hoặc chỉ vài ngày nữa là thu hoạch. Vấn đề mà nông dân lo lắng nhất lúc này là tình trạng lúa ngã hàng loạt trên diện rộng.

Thừa Thiên Huế: Nhiều diện tích lúa bị sâu bệnh gây hại

Thừa Thiên Huế: Nhiều diện tích lúa bị sâu bệnh gây hại

ý kiến của bạn

Ông Phan Văn Thanh ở xã Quảng Thọ (Quảng Điền) thông tin, khoảng một tuần nay các loại sâu bệnh xuất hiện trên lúa đông xuân và có dấu hiệu lây lan trên diện rộng. Trong số các loại sâu bệnh trên lúa, tập trung nhiều nhất bệnh đạo ôn, là loại bệnh khá nguy hiểm đối với cây lúa nếu không có biện pháp phòng trừ hiệu quả.

Từ những ngày sau Tết đến nay, ông Thanh cũng như nông dân toàn tỉnh tập trung chăm sóc, bón phân để kích thích lúa sinh trưởng, nhất là vào giai đoạn đẻ nhánh. Mặc dù thường xuyên theo dõi, phun thuốc phòng trừ nhưng vẫn chưa thể ngăn chặn bệnh đạo ôn gây hại lúa.

Tây Ninh: Tân Châu nắng nóng, nhiều diện tích khoai mì bị nhện đỏ gây hại

Tây Ninh: Tân Châu nắng nóng, nhiều diện tích khoai mì bị nhện đỏ gây hại

ý kiến của bạn

Trên địa bàn huyện Tân Châu có trên 14.800 ha trồng khoai mì. Thời điểm hiện tại cao điểm mùa khô, nắng nóng, khô hạn, là điều kiện thuận lợi phát sinh và phát triển mạnh một số dịch hại trên cây khoai mì, đặc biệt là nhện đỏ (nông dân gọi là rầy lửa).

Qua kiểm tra đồng ruộng, Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật huyện Tân Châu cho biết, hiện nay, nhiều diện tích khoai mì trên địa bàn đã bị nhện đỏ gây hại. Triệu chứng gây hại của nhện đỏ: bắt đầu phát sinh gây hại ở mặt dưới của những lá già, gần dưới gốc, sau chuyển dần lên các lá phía ngọn.

Long An: Đưa gạo ngon nhất thế giới về quê hương

Long An: Đưa gạo ngon nhất thế giới về quê hương

ý kiến của bạn

Sinh ra và lớn lên ở vùng nông thôn huyện Đức Huệ, tỉnh Long An, chị Nguyễn Thị Cẩm Tiên (ấp 3, xã Mỹ Thạnh Đông) ấp ủ ước mơ góp phần nâng cao chất lượng giống lúa cũng như đưa gạo ngon nhất thế giới về quê hương. Vậy là, năm 2022, chị cùng các thành viên Hợp tác xã Nông nghiệp Dịch vụ Đúng Sạch (xã Mỹ Thạnh Đông) sản xuất thử giống lúa ST24 theo hướng hữu cơ và sau đó chuyển sang sản xuất giống lúa ST25 theo hướng hữu cơ. Đến nay, thương hiệu gạo ST25 Đúng Sạch của chị Tiên dần được nhiều người biết đến.

Khánh Hòa: Đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu lúa, gạo bền vững

Khánh Hòa: Đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu lúa, gạo bền vững

ý kiến của bạn

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Chỉ thị số 10/2024 về việc đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu lúa, gạo bền vững, minh bạch, hiệu quả trong tình hình mới.

Theo đó, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu bộ trưởng, thủ trưởng các bộ, cơ quan liên quan, chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Lương thực miền Bắc, Tổng Công ty Lương thực miền Nam và các thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo tiếp tục thực hiện nghiêm Chỉ thị số 24/2023 về một số nhiệm vụ, giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư nước ngoài trong giai đoạn mới.

Đắk Lắk: Tín hiệu vui cho người trồng chanh dây

Đắk Lắk: Tín hiệu vui cho người trồng chanh dây

ý kiến của bạn

Sau thời gian dài đi xuống, giá chanh dây bất ngờ tăng trở lại, khiến các nông hộ gắn bó với cây trồng này khấp khởi vui mừng.

Giá chanh dây bật tăng mạnh

Trước "cú sốc" rớt giá từ giữa năm 2023, nhiều hộ trồng chanh dây trên địa bàn tỉnh đã chặt bỏ gốc để trồng các loại cây trồng khác. Tuy nhiên, từ trước Tết Nguyên đán Giáp Thìn đến nay, giá chanh dây bắt đầu tăng trở lại, mang lại lợi nhuận khá cho những hộ kiên trì gắn bó với loại cây trồng này.

 

Chứng nhận tín nhiệm mạng