Góp ý       Thời tiết
Lâm Đồng: Khôi phục diện tích trồng cây ca cao tại huyện Cát Tiên

Lâm Đồng: Khôi phục diện tích trồng cây ca cao tại huyện Cát Tiên

ý kiến của bạn

Cây ca cao tuy không phải là cây trồng thế mạnh của tỉnh Lâm Đồng, nhưng nhờ những ưu đãi về khí hậu, thổ nhưỡng tại khu vực phía Nam của tỉnh Lâm Đồng, là nơi đang dần hình thành vùng nguyên liệu ca cao của tỉnh. Ngày trước tại thị trấn Phước Cát, huyện Cát Tiên rộ lên phong trào trồng cây ca cao, lúc này đa phần trái ca cao được người dân thu hái, bán tươi hoặc bán khô cho đại lý thu mua, một số gia đình chế biến các sản phẩm phụ kèm theo như rượu ca cao. Ngoài ra, khi trồng, chăm sóc cây ca cao bà con nông dân còn chưa nắm được kỹ thuật trồng và chăm sóc nên dẫn đến tình hình dịch bệnh trên diện rộng và không mang lại hiệu quả kinh tế, vì vậy bà con nông dân nơi đây không còn mặn mà với loại cây này.

Đồng Tháp: Cô gái miền Tây khởi nghiệp từ cây atiso đỏ

Đồng Tháp: Cô gái miền Tây khởi nghiệp từ cây atiso đỏ

ý kiến của bạn

Chị Lâm Thị Ngọc Chúc (35 tuổi, ngụ huyện Lấp Vò, tỉnh Ðồng Tháp) đã sản xuất ra nhiều sản phẩm từ atiso đỏ, giúp nâng cao giá trị của loại cây này.

Trước khi bén duyên với cây atiso đỏ và sản xuất các sản phẩm từ loại hoa này, chị Chúc kinh doanh các loại trái cây nhà vườn và nhiều sản phẩm snack dinh dưỡng tốt cho người sử dụng. Theo thị hiếu người tiêu dùng và sự phát triển mạnh mẽ, đầy tiềm năng của loài cây này, cũng như mong muốn tạo đầu ra ổn đinh cho người trồng, chị đã quyết tâm khởi nghiệp, tìm hướng sản xuất giúp nâng cao giá trị.

Quảng Ngãi: Người phụ nữ khởi nghiệp từ trồng nấm bào ngư

Quảng Ngãi: Người phụ nữ khởi nghiệp từ trồng nấm bào ngư

ý kiến của bạn

Từ năm 2021, chị Trương Thị Lệ Quyên, 27 tuổi ở thôn Phong Niên Hạ, xã Tịnh Phong, huyện Sơn Tịnh đã có ý tưởng khởi nghiệp trồng nấm bào ngư. Đến nay, trang trại trồng và sản xuất phôi nấm bào ngư của vợ chồng chị Quyên đã đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Sau khi xem một bài viết trên báo về mô hình trồng nấm bào ngư, chị Quyên đã có ý tưởng nắm bắt cơ hội và tự nghiên cứu trau dồi thêm kiến thức về trồng nấm. Từ đó, vợ chồng chị Quyên đã quyết định khởi nghiệp trồng nấm bào ngư với số vốn ban đầu 70 triệu đồng, xây dựng trại nấm với diện tích 30 mét vuông, nhập 3.000 phôi nấm từ trại nấm của tỉnh khác về trồng. Sau 1 tháng đã cho thu hoạch, 1.000 phôi nấm đã cho ra thành phẩm từ 40 - 45 kg và lần lượt cứ sau 15 ngày tiếp tục thu hoạch đợt tiếp theo, với tổng số 8 đợt, sau khi trừ chi phí thu về 25 triệu đồng. Chị Quyên chia sẻ: "Ban đầu, tôi làm 1 trang trại nhỏ, thấy nguồn thu nhập ổn định. Vì vậy, tôi quyết định mở rộng thêm trại lớn để tự cung cấp phôi nấm, vì khi mình đi lấy nơi cung cấp phôi nấm thì đôi khi bị thiếu, không đáp ứng đủ chất lượng. Do đó, tôi quyết định làm phôi nấm để mình tự sản xuất".

Đắk Lắk: Vươn lên làm giàu từ cây dứa

Đắk Lắk: Vươn lên làm giàu từ cây dứa

ý kiến của bạn

Năm 2005, gia đình ông Vàng A Chá di cư từ Hà Giang vào thôn Ea Uôl, xã Cư Pui, huyện Krông Bông) lập nghiệp, mang theo quyết tâm làm giàu trên vùng đất mới.

Thời điểm ấy, để phát triển kinh tế, ngoài đất của gia đình, ông Chá còn thuê thêm đất của người dân trong vùng để trồng đủ loại cây trồng từ ngô, sắn đến cà phê, hồ tiêu, bơ… nhưng đều thất bại do đất cằn cỗi, nghèo dinh dưỡng. Không chịu bỏ cuộc, ông tiếp tục tìm hiểu với hy vọng tìm ra loại cây trồng phù hợp với vùng đất nơi đây.

Lâm Đồng: Khởi nghiệp từ trồng cây atiso theo hướng hữu cơ

Lâm Đồng: Khởi nghiệp từ trồng cây atiso theo hướng hữu cơ

ý kiến của bạn

Cây Atiso là cây dược liệu có giá trị kinh tế cao, đặc sản của thành phố Đà Lạt và huyện Lạc Dương. Tại các vùng trồng cây Atiso ở thành phố Đà Lạt và huyện Lạc Dương người trồng Atiso đang áp dụng sản xuất theo quy trình VietGAP hoặc GACP-WHO (thực hành tốt nuôi trồng và thu hái theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới) để đảm bảo chất lượng dược liệu.

Với sự đam mê và nhiệt huyết cũng như kiến thức tích lũy được, anh Phạm Hữu Giàu ở Thái Phiên, thành phố Đà Lạt đã quyết định khởi nghiệp với ý tưởng sản xuất Atiso sạch. Anh Phạm Hữu Giàu sinh năm 1997, học Khoa Môi trường ở Trường Đại học Khoa học tự nhiên thành phố Hồ Chí Minh, ra trường anh làm việc cho Công ty TNHH Liên doanh Organik Đà Lạt; đây cũng chính là môi trường đầu tiên đưa anh tiếp cận sâu hơn với sản xuất nông nghiệp hữu cơ, sản xuất sạch nói không với phân hoá học, thuốc bảo vệ thực vật hóa học. Với sự hiểu biết cây Atiso từ lâu (ông bà nội anh đã trồng cây Atiso ở vùng Thái Phiên) cộng với những lợi ích mà sản xuất sạch mang lại cho con người và môi trường đã thôi thúc anh thực hiện ý tưởng trồng Atiso sạch. Anh vừa đi làm ở Công ty vừa tự trồng thực nghiệm cây Atiso sạch ở thôn 1, xã Đạ Sar, huyện Lạc Dương.

Kiên Giang: Nông dân tất bật xuống giống vụ rau màu trên nền đất lúa 2 vụ

Kiên Giang: Nông dân tất bật xuống giống vụ rau màu trên nền đất lúa 2 vụ

ý kiến của bạn

Thời điểm này, nông dân trên địa bàn huyện Vĩnh Thuận đã thu hoạch xong diện tích lúa Đông xuân 2023-2024, cũng là thời điểm tất bật để chuẩn bị xuống giống vụ rau màu (dưa lê) trên nền đất lúa 2 vụ theo mô hình 2 vụ lúa 1 vụ màu.

Mô hình 2 vụ lúa 1 vụ màu được nông dân nơi đây áp dụng hơn 15 năm qua, đến thời điểm này toàn huyện đã xuống giống được 485/500ha, tập trung chủ yếu xã Vĩnh Bình Bắc và Tân Thuận. Đây là mô hình đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế cao, giúp giải quyết việc làm cho lao động nhàn rỗi tại địa phương, giúp người dân nơi đây phát triển kinh tế gia đình, vươn lên làm giàu.

Khánh Hòa: Vụ thu hoạch tỏi ở Vạn Ninh

ý kiến của bạn

Niên vụ đông xuân 2023 - 2024, nông dân huyện Vạn Ninh sản xuất 180ha tỏi. Trong đó, xã Vạn Hưng có 120ha, thôn Ninh Tân (xã Vạn Thạnh) có 60ha. Hiện nay, nông dân bước vào vụ thu hoạch tỏi với nhiều niềm vui khi năng suất đạt khá và tiêu thụ ổn định. Người dân địa phương cho biết, năm nay, do nắng nhiều nên tỏi thu hoạch sớm hơn mọi năm khoảng 10 ngày; năng suất khoảng 10 tấn tỏi tươi/ha, cá biệt có một số diện tích cho năng suất hơn 12 tấn/ha. Hiện nay, tỏi được thương lái thu mua ổn định với giá từ 35.000 đến 38.000 đồng/kg.

Đắk Lắk: Để nâng cao giá trị sầu riêng

Đắk Lắk: Để nâng cao giá trị sầu riêng

ý kiến của bạn

Một cách hẳn nhiên, sầu riêng đang trở thành loại nông sản có lợi thế xuất khẩu mạnh mẽ của Việt Nam, và Tây Nguyên là một trong những vùng trồng chủ lực của loại trái cây đặc thù này. Song tại sao đến nay, giá thành xuất khẩu của sầu riêng Tây Nguyên vẫn còn hạn chế, là câu hỏi rất cần được các cơ quan quản lý, đơn vị canh tác và doanh nghiệp xuất khẩu cùng nghiên cứu.

Ông Vũ Đức Côn, Chủ tịch Hiệp hội Sầu riêng Đắk Lắk từng nhìn nhận, "công nghiệp hóa" quy trình canh tác, thu hoạch, bảo quản và đặc biệt là chế biến sầu riêng theo hướng đa dạng hóa, chuyên sâu, mới chính là giải pháp để nâng cao giá trị loại nông sản này, thực sự trở thành loại trái cây kinh tế mũi nhọn.

Bình Thuận: Phát triển thương hiệu táo Tuy Phong an toàn và bền vững

Bình Thuận: Phát triển thương hiệu táo Tuy Phong an toàn và bền vững

ý kiến của bạn

Tuy Phong là huyện nằm trong vùng nhiệt đới khô hạn, có khí hậu đặc trưng, thời tiết diễn biết khắc nghiệt; lượng mưa rất ít, phân bố không đồng đều qua các năm, tập trung chủ yếu vào các tháng 7 đến tháng 11 hàng năm, phổ biến: 600 - 800mm, số ngày mưa từ 75 - 85 ngày; chính vì thế ảnh hưởng lớn đối với việc sản xuất các loại cây trồng cần sử dụng lượng nước nhiều. Tuy nhiên với đặc điểm trên lại chính là ưu thế cho việc phát triển các loại cây trồng chịu hạn như cây Táo.

Hệ thống thủy lợi trên địa bàn huyện phục vụ tưới tiêu tương đối hoàn thiện: Hệ thống đập Phan Dũng; hệ thống đập Hồ Lòng Sông, hồ Đá Bạc và đặc biệt là hệ thống kênh tưới đã bê tông hóa trên 90%.

Bạc Liêu: Đẩy nhanh tiến độ phòng trừ rầy phấn trắng, sâu cuốn lá lúa Đông Xuân

ý kiến của bạn

Hiện nay, diện tích 10.300 ha lúa Đông Xuân của huyện Hoà Bình đang trong giai đoạn đứng cái - làm đòng. Nhìn chung, trên phạm vi toàn huyện lúa sinh trưởng và phát triển tốt. Tuy nhiên, qua thực tế thăm đồng, kiểm tra tình hình dịch hại trên đồng ruộng của cán bộ Trung Tâm Khuyến nông cho thấy; rầy nâu, rầy phấn trắng, bệnh đạo ôn lá, cháy bìa lá, sâu cuốn lá đang xuất hiện rải rác trên một số diện tích lúa. Trong đó đối tượng rầy phấn trắng xuất hiện với mật số khá cao (khoảng 500 - 1.000 con/m²), phát triển nhanh, nếu không phát hiện và phòng trừ kịp thời có khả năng lây lan trên diện rộng gây ảnh hưởng chung đến năng suất lúa. Bên cạnh đó, một số diện tích xuất hiện sâu cuốn lá tuổi 2 - 3 (mật số 5 - 6 con/m²), đang phát triển và gây hại cùng lúc với rầy phấn trắng. Tại thời điểm này nông dân đang đẩy nhanh tiến độ phòng trừ rầy phấn trắng và sâu cuốn lá bảo vệ lúa.

Để công tác phòng trừ 2 đối tượng rầy phấn trắng, sâu cuốn lá cùng lúc đạt hiệu quả cao bà con cần nắm được đặc điểm gây hại của từng đối tượng nhằm kết hợp thuốc bảo vệ thực vật đúng cách, tránh tốn thời gian, công sức, chi phí.

 

Chứng nhận tín nhiệm mạng