Góp ý       Thời tiết
Hải Phòng: Các biện pháp quản lý tổng hợp chuột gây hại trên cây lúa

Hải Phòng: Các biện pháp quản lý tổng hợp chuột gây hại trên cây lúa

ý kiến của bạn

Chuột là một trong những đối tượng dịch hại nguy hiểm, gây ra tổn thất cho mùa màng, làm giảm năng suất, chất lượng cây trồng trên đồng ruộng, gây tổn thất sau thu hoạch, giảm hiệu quả kinh tế trong sản xuất, tạo tâm lý chán nản cho người sản xuất. Trên đồng ruộng, chuột hại vào bất cứ giai đoạn nào của cây lúa, nặng nhất vào giai đoạn trỗ bông, lúc này chúng ăn đòng non (có vị ngọt) hoặc cắn ngang hạt lúa làm giảm năng suất. Tại Hải phòng, diện tích nhiễm chuột bình quân trên 700 ha/năm, diện tích nhiễm chuột hại đã được kiểm soát và khống chế, tuy nhiên cục bộ vẫn có diện tích nhiễm nặng và mất trắng do chuột.

Vĩnh Phúc: Người chăn nuôi xã Nhân Đạo chủ động tái đàn gia cầm sau dịp Tết Nguyên đán năm 2024

Vĩnh Phúc: Người chăn nuôi xã Nhân Đạo chủ động tái đàn gia cầm sau dịp Tết Nguyên đán năm 2024

ý kiến của bạn

Cũng như các địa phương khác trên địa bàn tỉnh trong dịp Tết Nguyên đán vừa qua, một lượng lớn gia cầm của xã Nhân Đạo, huyện Sông Lô được giết mổ để phục vụ nhu cầu thực phẩm của người tiêu dùng. Hiện tại, nhiều trang trại, hộ chăn nuôi trên địa bàn xã đã, đang đẩy mạnh việc tái đàn theo hướng có kiểm soát, an toàn và chất lượng nhằm khôi phục sản xuất, bảo đảm nguồn cung cho thị trường sau tết.

Đến gia đình anh Lương Minh Sáng, thôn Hồng Sinh là một trong những hộ có nhiều năm kinh nghiệm chăn gia cầm. Để phục vụ nhu cầu thị trường Tết Nguyên đán vừa qua, gia đình anh đã xuất bán 2.000 gà thịt. Mặc dù giá gà bán không được cao giá gà thịt chỉ dao động 45.000 - 49.000 đồng/kg, nhưng gia đình anh vẫn có lãi. Ngay sau khi xuất bán, anh Sáng đã lên kế hoạch và chuẩn bị cho việc tái đàn, ổn định quy mô chăn nuôi sau tết. Anh Sáng cho biết: Những tháng đầu năm, thời tiết giao mùa, nhiệt độ thay đổi thất thường, đàn gia cầm bị giảm sức đề kháng nên rất dễ phát sinh dịch bệnh. Vì vậy, bên cạnh việc tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin phòng bệnh; vệ sinh, khử trùng chuồng trại chăn nuôi; lựa chọn con giống đảm bảo chất lượng, tôi còn chú trọng nâng cao sức đề kháng cho đàn vật nuôi, cung cấp thức ăn, nước uống sạch, bổ sung vitamin, khoáng chất và sử dụng bóng đèn để sưởi ấm cho đàn gà con.

Tiền Giang: Ngư dân nhộn nhịp chuẩn bị ra khơi, đánh bắt hải sản sau Tết

Tiền Giang: Ngư dân nhộn nhịp chuẩn bị ra khơi, đánh bắt hải sản sau Tết

ý kiến của bạn

Sau thời gian nghỉ Tết Nguyên đán, ngư dân Tiền Giang đang nhộn nhịp chuẩn bị ra khơi, bám biển để khai thác hải sản trong những ngày đầu năm mới.

Làng biển xóm Lăng của xã Tân Phước, huyện Gò Công Đông vào những ngày này sôi động hẳn lên với những đoàn tàu đánh bắt đang chuẩn bị ra khơi để bắt đầu chuyến đánh bắt dài ngày vào đầu năm trên biển. Cùng với làng biển Tân Long của thành phố Mỹ Tho, làng biển xóm Lăng là một trong hai làng biển của tỉnh Tiền Giang có đoàn tàu đánh bắt xa khơi ở thềm lục địa phía Nam, vùng biển Trường Sa, Hoàng Sa của Tổ quốc. Cả làng biển xóm Lăng nhộn nhịp với cảnh ngư dân hối hả vá lưới, vận chuyển lương thực xuống tàu với hàng chục can dầu được chất lên thành tàu, hàng trăm cây đá lạnh được chuyển xuống hầm tàu để ướp cá...

Thái Nguyên: Trên 80% diện tích đất nông nghiệp ở Võ Nhai được cơ giới hóa

Thái Nguyên: Trên 80% diện tích đất nông nghiệp ở Võ Nhai được cơ giới hóa

ý kiến của bạn

Để nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, thời gian qua, huyện Võ Nhai đã triển khai hỗ trợ nông dân thiết bị cơ giới như máy cày, máy kéo, máy bơm, máy phun thuốc trừ sâu, máy gieo hạt.

Đến thời điểm này, toàn huyện có gần 18.000 thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp, sử dụng nhiên liệu xăng, dầu và điện thay thế lao động thủ công. Trong đó, máy cày làm đất có trên 6.000 chiếc các loại, trên 6.000 máy phun thuốc bảo vệ thực vật, gần 5.500 máy bơm điện, xăng, dầu phục vụ tưới, tiêu.

Ninh Thuận: Đẩy mạnh các phong trào thi đua

Ninh Thuận: Đẩy mạnh các phong trào thi đua

ý kiến của bạn

Trong năm 2023, các cấp Hội nông dân huyện Ninh Sơn đã triển khai thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ công tác hội và phong trào nông dân gắn với nhiệm vụ chính trị của địa phương, xây dựng nông thôn mới đạt nhiều kết quả tích cực.

Trọng tâm là phong trào "nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi" có tác động tích cực đến hội viên tham gia vào phát triển kinh tế - xã hội. Hội nông dân huyện đã tích cực đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền, vận động nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh, đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm. Thành lập 9 tổ hội nghề nghiệp, vận động hội viên nông dân chuyển đổi hơn 450ha cây trồng; triển khai các mô hình sản xuất có hiệu quả, như: Mô hình chăn nuôi gia súc vỗ béo; trồng dưa lưới ứng dụng công nghệ cao... Đồng thời, hỗ trợ hội viên xây dựng nhà lưới, nhà kính, nhà màng, hệ thống tưới nhỏ giọt với tổng diện tích toàn huyện là 400ha. Trong năm 2023, Hội nông dân huyện Ninh Sơn phát triển mới 642 hội viên, qua bình xét có 3.215/5.598 hộ đạt danh hiệu sản xuất, kinh doanh giỏi, đạt và vượt cao so với chỉ tiêu đề ra. Qua thực hiện phong trào "nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi" đã khơi dậy tinh thần đoàn kết giúp nhau phát triển kinh tế, phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới ở địa phương. Có 192 hộ sản xuất, kinh doanh giỏi giúp đỡ cho 38 hộ hội viên nông dân, hộ nghèo và cận nghèo vươn lên thoát nghèo.

Long An: Trồng khoai lang trên đất ruộng cho thu nhập cao

Long An: Trồng khoai lang trên đất ruộng cho thu nhập cao

ý kiến của bạn

Nhằm đa dạng cây trồng và nâng cao giá trị kinh tế trên một đơn vị diện tích, những năm gần đây, một số nông dân xã Bình Hiệp, thị xã Kiến Tường, tỉnh Long An mạnh dạn chuyển đổi, đưa giống cây khoai lang về trồng đại trà trên đất ruộng. Nhờ phù hợp với chất đất nên chất lượng củ khoai bở, ngon ngọt, hàm lượng dinh dưỡng cao, được người tiêu dùng ưa chuộng.

Gia đình ông Trần Trung Tâm (ấp Ông Nhan Đông, xã Bình Hiệp, thị xã Kiến Tường) canh tác khoảng 2ha giống khoai lang trắng. Theo ông Tâm, khoai lang chịu được khô hạn, chỉ cần tưới từ 3 - 4 lần/vụ nên ít tốn công chăm sóc, chi phí phân bón cũng ít hơn so với trồng lúa. Trồng khoai lang chỉ sử dụng các loại phân chuồng hoai mục, không sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật. Thời gian từ khi trồng đến thu hoạch từ 3 - 3,5 tháng. Năng suất trung bình khoảng 20 tấn/ha. Giá bán hiện tại từ 8.000 - 10.000 đồng/kg. Sau khi trừ chi phí, nông dân có thu nhập từ 110 - 140 triệu đồng/ha, cao hơn so với trồng lúa.

Bạc Liêu: Quản lý dịch hại trên lúa Đông Xuân năm 2023 - 2024

Bạc Liêu: Quản lý dịch hại trên lúa Đông Xuân năm 2023 - 2024

ý kiến của bạn

Tại tỉnh Bạc Liêu, vụ lúa Đông Xuân 2023 - 2024 đang vào giai đoạn từ 40 ngày sau sạ đến giai đoạn làm đòng. Đây cũng là lúc cây lúa dễ mẫn cảm với các loại sâu bệnh và dịch hại. Mặc dù nông dân đã có nhiều kinh nghiệm gieo trồng lúa Đông Xuân ở thời tiết giao mùa, nhưng vẫn gặp không ít khó khăn trong khâu chăm sóc và phòng ngừa dịch hại.

Cụ thể tại xã Minh Diệu, huyện Hòa Bình trà lúa Đông Xuân sớm trên địa bàn lại xuất hiện thêm một đối tượng gây hại mới là rầy phấn trắng, đây là đối tượng mới xuất hiện trên cánh đồng xã Minh Diệu nhưng đối tượng này đã xuất hiện và gây hại trước trên vụ lúa trên đất tôm tại huyện Hồng Dân, Phước Long gây hại cục bộ tại huyện Vĩnh Lợi trong vụ Đông Xuân năm 2021 - 2022. Kỹ sư Lê Điền Khanh (cán bộ kỹ thuật thuộc Chi Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật) chia sẻ "do lần đầu xuất hiện và gây hại tại địa phương nên nông dân không có được biện pháp phòng tránh cũng như cách phòng trị triệt để với rầy phấn trắng. Rầy phấn trắng khi ở dạng trưởng thành dễ phát hiện nhất, rầy có màu trắng, con nhỏ, mịn, có cánh và bay nhanh. Rầy gây hại trong giai đoạn lúa từ 25 - 30 ngày tuổi với mật số thấp, về sau mật số càng tăng đến giai đoạn làm đòng, đây cũng là lúc mật độ rầy có thể cao nhất và cũng gây hại nặng nhất với lúa. Rầy phấn trắng gây hại nặng khi ở dạng ấu trùng, ấu trùng nằm ở mặt dưới lá già chích hút vào mạch dẫn của lá lúa để lấy các chất dinh dưỡng làm cho lá lúa bị khô, nếu mật độ cao lá lúa sẽ chuyển vàng, gây ra hiện tượng cháy lá làm giảm quá trình quang hợp, giai đoạn làm đòng lúa không trổ được".

Bắc Giang: Phòng trừ ốc bươu vàng hại lúa vụ Chiêm Xuân

Bắc Giang: Phòng trừ ốc bươu vàng hại lúa vụ Chiêm Xuân

ý kiến của bạn

Theo kết quả điều tra của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, hiện nay ốc bươu vàng đã bắt đầu gây hại trên mạ và lúa mới cấy với diện tích nhiễm toàn tỉnh khoảng 1.560ha, mật độ trung bình từ 0.5 - 2 con/m², mật độ cao từ 3 - 5 con/m², tập trung chủ yếu tại các huyện Tân Yên, Hiệp Hòa, Lạng Giang…

Dự báo trong thời gian tới, ốc bươu vàng sẽ tiếp tục phát sinh gây hại trên diện rộng.

Khánh Hòa: Niềm vui từ chuyến biển đầu năm

Khánh Hòa: Niềm vui từ chuyến biển đầu năm

ý kiến của bạn

Những ngày đầu năm mới Giáp Thìn 2024, cảng Hòn Rớ (TP. Nha Trang) nhộn nhịp đón tin vui khi nhiều tàu cá về cập cảng với sản lượng khai thác khá cao, các tàu đều có lãi. Nhiều tàu cá khác cùng ngư dân lại hối hả vươn khơi, với cam kết tuân thủ quy định chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU).

Thừa Thiên Huế: Làm nông khép kín - bền & xanh

Thừa Thiên Huế: Làm nông khép kín - bền & xanh

ý kiến của bạn

Khái niệm làm nông theo kiểu "bán mặt cho đất, bán lưng cho trời" trong thời buổi hiện nay đã không còn phù hợp, thậm chí được xem là lạc hậu. Thay vào đó là làm nông "khép kín", ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, canh tác theo hướng công nghệ cao.

 

Chứng nhận tín nhiệm mạng