Góp ý       Thời tiết
Lâm Đồng: Chế biến chuyên sâu nâng cao giá trị sản phẩm rau OCOP

Lâm Đồng: Chế biến chuyên sâu nâng cao giá trị sản phẩm rau OCOP

ý kiến của bạn

Để nâng cao giá trị các mặt hàng nông sản thế mạnh ở địa phương, tỉnh Lâm Đồng luôn khuyến khích các thành phần kinh tế nghiên cứu, đầu tư chế biến chuyên sâu. Thực tế cho thấy, chế biến chuyên sâu không chỉ giúp nông dân và doanh nghiệp đẩy mạnh liên kết sản xuất, mà đây còn là giải pháp đa dạng sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ.

Chuyên canh các loại nông sản ngắn ngày từ nhiều năm nay, ông Trần Văn Hòa ở xã Lạc Lâm, huyện Đơn Dương hiểu rất rõ tầm quan trọng của giải pháp đầu tư canh tác nông nghiệp bền vững. Bởi vậy, cùng với việc thường xuyên luân canh nhiều loại cây trồng khác họ để hạn chế tình trạng nấm bệnh tồn dư trong đất gây hại cây trồng, ông Hòa còn chú trọng áp dụng quy trình sản xuất VietGAP cho vườn cần tây rộng 6.000 m2 của gia đình. Với quy trình canh tác đảm bảo, mỗi vụ cần tây dao động từ 6 - 8 tuần, năng suất đạt từ 2 - 3 tấn/sào. Chất lượng vượt trội chính là cơ sở để ông Hòa thuận tiện trong việc liên kết với 1 doanh nghiệp ở địa phương tìm đầu ra đảm bảo.

Kiên Giang: Trồng ớt sừng vàng xen canh trong vườn cây ăn trái, đem lại thu nhập cao

Kiên Giang: Trồng ớt sừng vàng xen canh trong vườn cây ăn trái, đem lại thu nhập cao

ý kiến của bạn

Một trong những mô hình nông nghiệp hiệu quả ở huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang là trồng ớt sừng vàng xen canh với các loại cây ăn trái. Đây là cách làm giúp tăng thu nhập cho nông dân, đồng thời tận dụng được diện tích đất bỏ trống. Điển hình là hộ ông Nguyễn Văn Trí ở ấp Hòa A, xã Hòa Lợi, huyện Giồng Riềng. Ông Trí đã áp dụng mô hình trồng ớt sừng vàng xen canh trong vườn sầu riêng của mình.

Năm 2021 gia đình ông Trí đã lên 0,5 ha sầu riêng, tận dụng quỹ đất trong vườn anh trồng xen canh ớt sừng vàng. Đây là cách làm hiệu quả để tăng thêm thu nhập cho gia đình trong khi chờ cây sầu riêng ra quả.

Bắc Giang: Lạng Giang triển khai gần 11 ha giống lúa mới, chất lượng vụ Xuân

Bắc Giang: Lạng Giang triển khai gần 11 ha giống lúa mới, chất lượng vụ Xuân

ý kiến của bạn

Vụ Xuân năm nay, Trung tâm Dịch vụ - Kỹ thuật nông nghiệp huyện Lạng Giang phối hợp với Ủy ban nhân dân xã Dương Đức, Ủy ban nhân dân xã Nghĩa Hòa và Ủy ban nhân dân xã Tân Dĩnh triển khai các gieo cấy lúa vụ Xuân, với quy mô gần 11ha. Vụ Xuân năm nay, Trung tâm Dịch vụ - Kỹ thuật nông nghiệp huyện Lạng Giang phối hợp với Ủy ban nhân dân xã Dương Đức, Ủy ban nhân dân xã Nghĩa Hòa và Ủy ban nhân dân xã Tân Dĩnh triển khai các gieo cấy lúa vụ Xuân, với quy mô gần 11ha. Cụ thể, xã Dương Đức, triển khai mô hình trình diễn và sản xuất thử giống lúa mới VH88 và DH102, tại thôn Cầu Ván, quy mô 3 ha (1,5ha/giống/vụ). Các hộ tham gia mô hình được hỗ trợ 100% giống, 70% phân bón, thuốc bảo vệ thực vật.

Bình Thuận: Thành công mô hình thâm canh táo hướng hữu cơ đạt tiêu chuẩn VietGAP

Bình Thuận: Thành công mô hình thâm canh táo hướng hữu cơ đạt tiêu chuẩn VietGAP

ý kiến của bạn

Phong Phú là xã khó khăn, nằm ở phía tây huyện Tuy Phong, với diện tích tự nhiên gần 11.900 ha, tổng diện tích gieo trồng 2.765,3 ha; trong đó diện tích lúa là 2.292 ha (3 vụ, trong đó vụ lúa mùa muộn chuyển sang đầu năm 2023 là 400ha), Tổng sản lượng lượng thực có hạt là 13.468 tấn/ 13,130 tấn đạt 102,5% ; Diện tích cây màu 157 ha như cây họ đậu 30 ha, cây mì 77 ha, hành 50 ha; các loại cây ăn quả 316,3 ha trong đó cây thanh long 185,7 h / 187 hộ , cây táo 100 ha/ 225 hộ, các cây ăn quả khác (bưởi 7,5 ha/12 hộ, sầu riêng 8ha/ 7 hộ, dừa 10 ha/ 10 hộ, mít 5,1 ha/ 8 hộ…) là 30,6 ha. Nhìn chung các loại cây trồng đều đảm bảo đủ lượng nước tưới, không sâu bệnh xảy ra. Riêng đối với cây lúa vụ Mùa, tình hình sâu bệnh hại (sâu đục thân) diễn ra hầu hết trên địa bàn xã, đặc biệt là thôn 1 và thôn Nha Mé làm ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát triển của cây lúa con. Táo được xem là một trong những cây trồng chủ lực thế mạnh và một trong những sản phẩm đặc thù của huyện Tuy Phong nói chung và xã Phong Phú nói riêng; hiện nay diện tích toàn xã khoảng 100 ha/225 hộ; doanh thu từ loại cây ăn quả này góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế nông hộ cũng như công cuộc xây dựng nông thôn mới tại địa phương; với điều kiện tự nhiên, thổ nhưỡng và thị trường tương đối thuận lợi để phát triển cây táo trên địa bàn xã. Các vườn hầu hết đều được "mặc áo" bằng màng che phủ để hạn chế tối đa nhất có thể sự gây hại của sâu bệnh, nhất là ruồi vàng;… qua đó thể hiện sự quan tâm đầu tư chăm sóc của bà con. Tuy nhiên, một bộ phận người dân còn lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật hóa học, ít quan tâm đến sử dụng phân hữu cơ và thuốc sinh học dẫn đến mẫu mã và chất lượng táo phần nào chưa hài lòng người tiêu dùng.

Long An: Cải thiện kinh tế nhờ trồng rau màu

Long An: Cải thiện kinh tế nhờ trồng rau màu

ý kiến của bạn

Anh Trần Minh Chiến (sinh năm 1982, ngụ khu phố Giồng Dinh, phường Khánh Hậu, thành phố Tân An, tỉnh Long An) là một trong những nông dân sản xuất rau màu mang lại hiệu quả kinh tế, giúp cuộc sống ngày càng cải thiện.

Anh Chiến chia sẻ, 9 tuổi, anh bắt đầu phụ gia đình trồng trọt và ấp ủ ước mơ sau này sẽ gắn bó, thành công với nghề này. Vì vậy, sau khi tốt nghiệp đại học, anh quyết định trở về quê sản xuất, kinh doanh rau màu ứng dụng công nghệ cao. Trong quá trình sản xuất, anh vận dụng những kiến thức được học trên giảng đường đại học vào thực tiễn; đồng thời, tự mày mò, nghiên cứu thêm các tài liệu, học hỏi từ bạn bè, người thân để nâng cao kỹ thuật trồng rau.

Bắc Giang: Sử dụng phân bón hữu cơ Quế Lâm trên cây bưởi đem lại hiệu quả kinh tế cao

Bắc Giang: Sử dụng phân bón hữu cơ Quế Lâm trên cây bưởi đem lại hiệu quả kinh tế cao

ý kiến của bạn

Trong những năm trở lại đây, thông qua chương trình, dự án thuộc lĩnh vực nông nghiệp hỗ trợ nông dân sản xuất theo hướng hữu cơ đã góp phần thay đổi tập quán sản xuất của người dân. Khi áp dụng quy trình canh tác theo hướng hữu cơ, nông dân được các cơ quan chuyên môn hỗ trợ phân bón, thuốc vi sinh, giống cây trồng và kỹ thuật canh tác theo đúng quy trình để nâng cao năng suất, chất lượng nông sản sau thu hoạch. Đặc biệt, sản phẩm nông sản sản xuất theo hướng hữu cơ có đầu ra tốt, giá bán cao.

Từ lợi ích thiết thực của việc áp dụng sản xuất trên cây trồng theo hướng hữu cơ, ông Trần Đình Én, thôn Tân Trường, xã Thanh Hải, huyện Lục Ngạn ký kết hợp đồng liên kết với Công ty TNHH một thành viên Quế Lâm Phương Bắc sản xuất 700 cây bưởi ngọt Lục Ngạn, sử dụng phân bón hữu cơ Quế Lâm. Khi tham gia mô hình, ông Trần Đình Én được các cơ quan chuyên môn hướng dẫn áp dụng quy trình canh tác bưởi theo hướng hữu cơ được 3 năm. Ông Trần Đình Én chia sẻ, năm 2021 - 2023, vườn bưởi của gia đình tôi được Tập đoàn Quế Lâm khảo sát và lựa chọn hỗ trợ 1.400kg phân bón hữu cơ sinh học Quế lâm SH05; 350 kg phân bón hữu cơ sinh học đa lượng Quế lâm KH12; 1.225 kg phân bón hữu cơ sinh học đa lượng Quế lâm KH06; 210 kg Ka li vi lượng; 2 lít phân bón lá Kali Bo Quế Lâm và cử cán bộ hỗ trợ kỹ thuật hướng dẫn canh tác.

Thừa Thiên Huế: Lo cho cây lúa trên đồng

Thừa Thiên Huế: Lo cho cây lúa trên đồng

ý kiến của bạn

Dịch hại, sâu bệnh trên lúa gần như trở thành quy luật tất yếu, thách thức lớn đối với người nông dân suốt cả vụ mùa.

Nhiều nông dân cho rằng, có lẽ mầm bệnh tiềm ẩn trong môi trường, nguồn giống nên cứ bắt đầu xuống giống, gieo mạ là sâu bệnh hoành hành. Dịch hại, sâu rầy trên lúa gần như là điều tất yếu nên ngành nông nghiệp bao giờ cũng khuyến cáo nông dân ứng phó ngay từ đầu vụ, khi cây lúa còn non. Đó chưa kể nạn ốc bươu vàng, chuột hoành hành gây hại lúa.

Thái Nguyên: Trồng nho hạ đen cho năng suất từ 14-16 tấn/ha

Thái Nguyên: Trồng nho hạ đen cho năng suất từ 14-16 tấn/ha

ý kiến của bạn

Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp thành phố Thái Nguyên vừa tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả sau gần 2 năm thực hiện dự án "Xây dựng mô hình trồng nho Hạ Đen chất lượng cao trên địa bàn thành phố Thái Nguyên".

Dự án trồng nho Hạ Đen được triển khai từ tháng 11-2021, tại 8 hộ trên địa bàn 7 xã, phường của thành phố Thái Nguyên, gồm: Tân Cương, Thịnh Đức, Huống Thượng, Phúc Xuân, Đồng Liên, Cao Ngạn, Thịnh Đán, với tổng diện tích 1,5ha.

Ninh Thuận: Bác Ái tập trung sản xuất vụ Đông Xuân

Ninh Thuận: Bác Ái tập trung sản xuất vụ Đông Xuân

ý kiến của bạn

Vụ đông - xuân 2023-2024, nhờ thời tiết khá thuận lợi, nguồn nước tại các hồ chứa trên địa bàn huyện Bác Ái bảo đảm phục vụ sản xuất. Ủy ban nhân dân huyện Bác Ái đã chỉ đạo các phòng, ban liên quan và Ủy ban nhân dân các xã thực hiện bố trí cơ cấu cây trồng phù hợp, điều tiết nước hợp lý và tiết kiệm.

Những ngày này, có mặt tại các cánh đồng trồng lúa, mì, mía, hoa màu ở các xã Phước Trung, Phước Chính, Phước Đại, Phước Tiến,... chúng tôi ghi nhận không khí làm việc của bà con rất nhộn nhịp với các hoạt động cày ải, xuống giống và chăm sóc các loại cây trồng... Gia đình bà Chamaléa Nép ở thôn Tham Dú (xã Phước Trung) sản xuất 4 sào bắp lai, từ khi xuống giống đến nay, nhờ thời tiết dịu mát nên cây bắp sinh trưởng và phát triển tốt. Bà Nép cho biết: Thời điểm hiện nay chưa phát hiện sâu bệnh gây hại, gia đình tôi cũng như bà con trong thôn tích cực ra đồng chăm sóc, làm cỏ cho các loại cây trồng. Hy vọng trong thời gian tới trời tiếp tục có mưa để cây trồng phát triển tốt, đạt năng suất cao.

Lào Cai: Chủ động nguồn cung giống dứa Queen

Lào Cai: Chủ động nguồn cung giống dứa Queen

ý kiến của bạn

Gia đình bà Vương Thị Din, thôn Na Mạ, xã Bản Lầu, huyện Mường Khương đã phát triển giống dứa Queen hàng chục năm nay. Năm 2023, dứa được mùa, được giá, gia đình bà Din đã thu được hơn 300 triệu đồng từ 10 vạn gốc dứa. Sau khi trừ chi phí sản xuất, gia đình bà Din lãi gần 200 triệu đồng. Theo bà Din, hiệu quả sản xuất dứa của gia đình đạt tương đối cao nhờ chủ động được nguồn cung dứa giống.

 

Chứng nhận tín nhiệm mạng