+35
°
C
Chọn cây sương sâm lá trơn để thực hiện mô hình
Chọn cây sương sâm lá trơn để thực hiện mô hình

Khánh Hòa: Thạc sĩ 8X khởi nghiệp với thạch sương sâm

Phản hồi bài viết này!

Nhận thấy tiềm năng phát triển kinh tế từ cây sương sâm, bà Trà Thị Kim Thoa (sinh năm 1988, trú phường Ninh Hiệp, thị xã Ninh Hòa) đã trồng và xây dựng mô hình chế biến thạch sương sâm mang lại hiệu quả. Đồng thời, nhân rộng mô hình giúp phụ nữ ở địa phương kiếm thêm thu nhập.

Bà Thoa tốt nghiệp thạc sĩ chuyên ngành Hóa sinh tại Trường Đại học Khoa học tự nhiên thành phố Hồ Chí Minh. Sau 9 năm công tác tại một trường cao đẳng trên địa bàn tỉnh, năm 2020, bà Thoa quyết định nghỉ việc để thực hiện ước mơ riêng. Vừa làm online, kinh doanh quán cà phê, bà vừa đi thỉnh giảng môn Thực vật dược cho sinh viên một số trường tại Nha Trang. Sau dịch Covid - 19, việc kinh doanh bị đình trệ nên bà quyết định rời phố về quê vào tháng 6 - 2023. Thấy mẹ có trồng một ít gốc sương sâm để chế biến món ăn giải khát cho gia đình và làm thạch bán lẻ tại chợ, sẵn chuyên ngành của mình, bà bắt tay vào nghiên cứu xây dựng mô hình chế biến thạch sương sâm tại Ninh Hòa.

Bà Thoa cho biết, cây sương sâm có 2 loại là lá trơn và lá lông. Bà chọn trồng sương sâm lá trơn vì dễ chăm sóc, ít sâu bệnh, không kén đất và phù hợp với đất trồng tại Ninh Hòa. Sau 6 tháng trồng, cây bắt đầu cho thu hoạch khoảng 1,5 tấn lá/năm/1.000m². Nhờ sự hỗ trợ của Hội Phụ nữ phường Ninh Hiệp, bà vay 90 triệu đồng để phát triển và mở rộng diện tích trồng cây sương sâm trong khu vườn khoảng 1.000m² của gia đình. Đồng thời, bà đầu tư thêm máy móc để phục vụ việc chế biến thạch sương sâm thay vì phải làm thủ công như trước. Theo y học cổ truyền, cây sương sâm có tác dụng nhuận tràng, thanh nhiệt, tiêu độc..., vì vậy, thạch sương sâm là món ăn vặt, giải khát rất tốt cho mọi người.

Chế biến thạch sương sâm khá đơn giản

Chế biến thạch sương sâm khá đơn giản

Quy trình chế biến thạch sương sâm được bà thực hiện theo mô hình 3F (Feed, Farm, Food) - chuỗi cung ứng thực phẩm khép kín từ nhà vườn đến chế biến và bán ra thị trường. Chế biến thạch sương sâm đơn giản, nhưng trong quá trình chiết xuất dịch, bà thực hiện theo công thức riêng để cho ra sản phẩm thạch đặc, mềm, không ra nhiều nước khi để lâu và không sử dụng thêm bất kỳ chất kết dính nào. Ban đầu, mỗi ngày bà chỉ làm 1kg lá cho ra 50 ly thạch sương sâm, đến nay tăng lên 4kg lá/ngày với 200 ly; với giá bán từ 5.000 đến 7.000 đồng/ly tùy vào bán sỉ hay lẻ, sau khi trừ chi phí bà lãi khoảng 700.000 đồng/ngày. Đầu tháng 4 - 2024, Dự án "Xây dựng mô hình chế biến thạch sương sâm tại thị xã Ninh Hòa" của bà và một dự án khác được Hội Phụ nữ phường Ninh Hiệp chọn để tham gia cuộc thi "Phụ nữ khởi nghiệp sáng tạo và chuyển đổi xanh" năm 2024 do Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức. Dự án của bà vượt qua vòng thi sơ loại, được chọn vào vòng thi bán kết cấp vùng miền Trung và đang chờ kết quả của cuộc thi.

Vì nguồn lá sương sâm không đủ sản xuất nên trong thời gian tới, bà Thoa tiếp tục mở rộng vườn trồng để đảm bảo nguồn nguyên liệu đầu vào sạch, an toàn; đồng thời, chuẩn bị hồ sơ để năm 2025 đăng ký thạch sương sâm là sản phẩm OCOP. Hiện nay, bà đang nhân rộng mô hình bằng cách ươm cây giống rồi hướng dẫn 4 hộ ở phường Ninh Hiệp và xã Ninh Đông trồng cây, giúp phụ nữ có thêm thu nhập. Sau đó, bà thu mua lại lá của người dân với giá 50.000 đồng/kg.

Bà Huỳnh Thị Ngọc Diễm - Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ thị xã Ninh Hòa cho biết, mô hình chế biến thạch sương sâm không chỉ là dự án khởi nghiệp có hiệu quả, mà còn có khả năng triển khai thực hiện tại địa phương, tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho phụ nữ. Các chị em có thể trồng cây, thu hoạch lá sương sâm, chế biến thạch và kinh doanh sản phẩm. Trong thời gian tới, hội sẽ nhân rộng mô hình để giúp chị em nâng cao kỹ năng nghề nghiệp và hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp, có việc làm và thu nhập ổn định.


Tác giả: Hòa Trang
Nguồn: Báo điện tử Khánh Hòa


Ý kiến của bạn...
hoặc với thông tin dưới đây:
Đang tải ý kiến... Các phản hồi sẽ được làm mới sau! 00:00.

Chia sẻ ý kiến của bạn!

Thứ năm, 07/03/2024

Quảng Ninh: Đền Xã Tắc - Nơi trấn yên bờ cõi, khẳng định chủ quyền lãnh thổ quốc gia

Tọa lạc tại bờ sông Ka Long (dòng sông nối liền hai nước Việt Nam - Trung Quốc), Đền Xã Tắc, phường Ka Long, thành phố Móng Cái được coi là "cột mốc văn hóa" , khẳng định chủ quyền lãnh thổ quốc gia, ghi dấu ấn lịch sử nơi ông cha ta thời trấn yên bờ cõi và khẳng định nét đặc trưng trong sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng của người Việt nơi địa đầu…
Thứ hai, 13/11/2023

Gỏi cá Sơn La - Món ăn chỉ có ở những địp đặc biệt của người Thái

Gỏi cá được đánh giá là món ăn ngon, chủ đạo trong các món thường để đem ra thết đãi khách quý của đồng bào dân tộc Thái, thể hiện sự hiếu khách của gia chủ. Từ xưa người Thái đã có câu "xép nhứa cin nhứa ma, xép pa cin pa cỏi", nghĩa là "thèm thịt thì ăn thịt chó, thèm cá thì ăn cá gỏi". Ngày nay, món cá gỏi không chỉ có đồng bào dân tộc Thái chế…
Thứ ba, 25/06/2024

Cùng tìm hiểu về những đặc điểm sản phẩm lúa lai 3 dòng Syn8

Giống lúa lai 3 dòng Syn8 được Syngenta Việt Nam đưa vào sản xuất thử nghiệm từ năm 2020. Qua khảo nghiệm, đánh giá, đây là giống lúa siêu ưu việt nhờ đặc tính chịu rét tốt, đẻ nhánh tập trung, trổ nhanh, chống đổ ngã, chống chịu tốt với bệnh đạo ôn, sọc lá vi khuẩn, ít nhiễm rầy, gạo trong, cơm ngon, dẻo. Giống có thời gian sinh trưởng dao động…
 

Chứng nhận tín nhiệm mạng