+35
°
C
Thừa Thiên Huế: Thu hoạch đến đâu, làm đất gieo cấy vụ hè thu đến đó

Thừa Thiên Huế: Thu hoạch đến đâu, làm đất gieo cấy vụ hè thu đến đó

Phản hồi bài viết này!

Cùng với đẩy nhanh tiến độ thu hoạch lúa đông xuân, ngành nông nghiệp tỉnh yêu cầu các địa phương, người dân khẩn trương làm đất, gieo cấy lúa hè thu đảm bảo kịp thời ứng phó mưa lũ có thể đến sớm trong điều kiện biến đổi khí hậu diễn biến phức tạp, khó lường.

Ông Mai Văn Tuấn ở phường Hương Sơ (thành phố Huế) kể, hầu như năm nào người dân cũng lật đật thu hoạch lúa hè thu chạy lũ, nhiều vụ phải thu hoạch xuyên đêm. Nông dân cũng đã từng trắng tay vì không kịp thu hoạch lúa trước khi lũ đến sớm. Đề phòng lũ năm nay đến sớm, ông Tuấn tranh thủ thu hoạch 5 sào lúa đông xuân, kết hợp làm đất gieo cấy vụ hè thu.

Thông qua hợp tác xã, chính quyền địa phương, ông Tuấn đã đăng ký mua lúa giống tại Công ty CP Giống cây trồng và vật nuôi tỉnh nhằm đảm bảo chất lượng. Không chỉ gieo cấy giống lúa xác nhận đạt tỷ lệ 100% mà ông Tuấn còn đưa vào gieo cấy các giống lúa mới, tạo ra sản phẩm chất lượng cao, có giá trị kinh tế như HN6, HG12… Đặc biệt, vụ này gia đình ông đưa toàn bộ giống lúa ngắn ngày, cực ngắn ngày để rút ngắn thời gian sinh trưởng, thu hoạch kịp thời tránh lũ sớm có thể xảy ra.

Ông Đặng Văn Chung, Giám đốc Công ty CP Giống cây trồng và vật nuôi tỉnh thông tin, đến thời điểm này, đơn vị gần như nhận được hợp đồng khá đầy đủ của các hợp tác xã, các địa phương, đơn vị khách hàng thu mua lúa giống gieo cấy vụ hè thu. Không chỉ đảm bảo lượng giống cho vụ hè thu mà công ty còn sản xuất đầy đủ các giống theo cơ cấu mùa vụ như nếp N87, N97, ĐT100, Khang dân, DT39, HN6, HG12, HT1, TH5… Công ty còn sản xuất dự phòng một lượng lúa giống để cung ứng người dân khắc phục thiên tai.

Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ông Lê Văn Anh thông tin, vụ lúa đông xuân này gặp thời tiết nắng ấm, không có mưa rét kéo dài nên thời gian sinh trưởng của cây lúa rút ngắn từ 5-7 ngày, dự kiến thu hoạch tập trung từ 5-15/5. Để thu hoạch nhanh, gọn vụ đông xuân 2023-2024, giảm căng thẳng cho sản xuất hè thu, các địa phương huy động tối đa máy gặt, máy cuộn rơm, máy làm đất và chuẩn bị nguồn giống để gieo cấy vụ hè thu.

Người dân thực hiện đồng bộ các giải pháp vệ sinh đồng ruộng bằng chế phẩm sinh học, cày lật đất ngay sau khi thu hoạch lúa đông xuân để diệt mầm mống sinh vật gây hại, hạn chế ngộ độc hữu cơ cho lúa vụ hè thu. Đối với diện tích nhiễm phèn, mặn, đặc biệt là các vùng thấp trũng, tù đọng nước cần thực hiện tốt các biện pháp bón vôi, rửa chua, hạ phèn… nhằm hạn chế thiệt hại ngay từ đầu vụ hè thu.

Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu cùng với hiện tượng El Nino nên thời tiết, thiên tai ngày càng diễn biến bất thường, cực đoan. Theo nhận định của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, mùa khô 2024, tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên có thể xảy ra hạn hán, thiếu nước cục bộ, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp.

Nhằm hạn chế những thiệt hại do thiên tai, đảm bảo năng suất và sản lượng cây trồng..., Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sớm có hướng dẫn sản xuất lúa vụ hè thu theo phương châm "thu hoạch lúa đông xuân đến đâu, làm đất gieo cấy vụ hè thu đến đó". Yêu cầu vụ này là đưa toàn bộ giống lúa ngắn ngày và cực ngắn ngày vào gieo cấy, đáng chú ý bố trí chủ yếu nhóm giống chủ lực ĐT100 (KH1), N87, N97 (nếp), Khang dân, HT1, HN6, DT39, HG12, TH5…

Ông Lê Văn Anh khuyến cáo, các địa phương, nông dân cần tăng tỷ lệ cơ cấu hợp lý các giống có thời gian sinh trưởng cực ngắn trên các diện tích gieo cấy muộn để đảm bảo lịch thời vụ gieo trồng; sản xuất thử nghiệm giống có triển vọng HG244 được sở khuyến khích. Nông dân mạnh dạn đưa một số giống lúa đã được công nhận chính thức, có tham gia liên kết, tiêu thụ sản phẩm như TBR97, Hà Phát 3, VNR20, ĐB6… để từng bước đa dạng hóa bộ giống của tỉnh.

Để thích ứng trong điều kiện khô, hạn có nguy cơ xảy ra trong vụ hè thu 2024, các địa phương chủ động xây dựng kế hoạch phòng, chống hạn và chuyển đổi cơ cấu cây trồng cho phù hợp ngay từ đầu vụ. Tùy thuộc vào thời gian sinh trưởng của từng loại giống và điều kiện thực tế của địa phương để bố trí thời vụ gieo cấy phù hợp, đảm bảo lúa vụ hè thu trổ tập trung từ ngày 15/7 đến 30/7, phấn đấu kết thúc thu hoạch trước ngày 30/8/2024.

Thực hiện: Hoàng ThếNguồn: https://baothuathienhue.vn/kinh-te/nong-nghiep-nong-thon/thu-hoach-den-dau-lam-dat-gieo-cay-vu-he-thu-den-do-140620.html

Ý kiến của bạn...
hoặc với thông tin dưới đây:
Đang tải ý kiến... Các phản hồi sẽ được làm mới sau! 00:00.

Chia sẻ ý kiến của bạn!

Thứ năm, 07/03/2024

Quảng Ninh: Đền Xã Tắc - Nơi trấn yên bờ cõi, khẳng định chủ quyền lãnh thổ quốc gia

Tọa lạc tại bờ sông Ka Long (dòng sông nối liền hai nước Việt Nam - Trung Quốc), Đền Xã Tắc, phường Ka Long, thành phố Móng Cái được coi là "cột mốc văn hóa" , khẳng định chủ quyền lãnh thổ quốc gia, ghi dấu ấn lịch sử nơi ông cha ta thời trấn yên bờ cõi và khẳng định nét đặc trưng trong sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng của người Việt nơi địa đầu…
Thứ hai, 13/11/2023

Gỏi cá Sơn La - Món ăn chỉ có ở những địp đặc biệt của người Thái

Gỏi cá được đánh giá là món ăn ngon, chủ đạo trong các món thường để đem ra thết đãi khách quý của đồng bào dân tộc Thái, thể hiện sự hiếu khách của gia chủ. Từ xưa người Thái đã có câu "xép nhứa cin nhứa ma, xép pa cin pa cỏi", nghĩa là "thèm thịt thì ăn thịt chó, thèm cá thì ăn cá gỏi". Ngày nay, món cá gỏi không chỉ có đồng bào dân tộc Thái chế…
Thứ ba, 25/06/2024

Cùng tìm hiểu về những đặc điểm sản phẩm lúa lai 3 dòng Syn8

Giống lúa lai 3 dòng Syn8 được Syngenta Việt Nam đưa vào sản xuất thử nghiệm từ năm 2020. Qua khảo nghiệm, đánh giá, đây là giống lúa siêu ưu việt nhờ đặc tính chịu rét tốt, đẻ nhánh tập trung, trổ nhanh, chống đổ ngã, chống chịu tốt với bệnh đạo ôn, sọc lá vi khuẩn, ít nhiễm rầy, gạo trong, cơm ngon, dẻo. Giống có thời gian sinh trưởng dao động…
 

Chứng nhận tín nhiệm mạng