Góp ý       Thời tiết
Ninh Thuận: Khai thác tiềm năng phát triển cây dược liệu

Ninh Thuận: Khai thác tiềm năng phát triển cây dược liệu

ý kiến của bạn

Kết quả đề tài khoa học cấp tỉnh về khảo sát, điều tra cây dược liệu của Trường Đại học Nguyễn Tất Thành ghi nhận, toàn tỉnh hiện có 1.269 loài cây thuốc như xáo tam phân, kim ngân hoa, nghệ đen, dây khai, linh chi tím, sa nhân tím, sả, bạc hà…, trong đó có 82 nguồn gen quý hiếm, đặc trưng, mang tính chất bản địa. Thành phần loài phong phú, đa dạng và có giá trị kinh tế cao, tuy nhiên nguồn cung cấp dược liệu của tỉnh chủ yếu dựa trên việc thu hái, khai thác từ tự nhiên, chưa chú trọng đến việc gieo trồng, tái sinh, dẫn đến nguy cơ suy giảm nhanh về số lượng và thành phần loài cây thuốc.

Ông Bùi Văn Kỳ, Phó Giám đốc Sở Y tế, chia sẻ: Nhằm nâng cao nhận thức và hiểu biết của người dân về tầm quan trọng của công tác bảo tồn, phát triển cây dược liệu, Sở đã giao giao Hội Đông y tỉnh thực hiện dự án "Xây dựng mô hình trình diễn, bảo tồn và phát triển bền vững nghề thuốc Nam truyền thống của đồng bào Chăm" với 30 hộ ở thôn An Nhơn, Phước Nhơn, xã Xuân Hải (Ninh Hải) tham gia; qua đó, tạo ra khối lượng lớn cây thuốc được khai thác và sử dụng đạt 3.000 tấn/năm. Ngoài ra, các cấp hội còn vận động hội viên, phối hợp với trung tâm y tế các huyện, trạm y tế xã, phường, thị trấn và nhiều trường học, phát động phong trào trồng và sử dụng 32 loại cây thuốc thay thế, góp phần tăng số lượng cây thuốc, phục vụ hiệu quả nhu cầu chữa bệnh cho người dân địa phương.

Lào Cai: Tăng cường kiểm tra đồng ruộng, phòng trừ sinh vật hại lúa xuân

Lào Cai: Tăng cường kiểm tra đồng ruộng, phòng trừ sinh vật hại lúa xuân

ý kiến của bạn

Vụ lúa xuân năm nay, toàn tỉnh gieo cấy hơn 9.800 ha. Hiện nay, lúa xuân trà sớm đang giai đoạn làm đòng - trỗ bông, trà chính vụ đẻ nhánh rộ - đứng cái, trà muộn đẻ nhánh - đẻ nhánh rộ. Đây là thời kỳ cây lúa xuân rất mẫn cảm với sinh vật gây hại như rầy nâu, rầy lưng trắng, sâu đục thân, bệnh đạo ôn, bệnh bạc lá - đốm sọc vi khuẩn.

Để bảo vệ an toàn cho sản xuất, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh đề nghị Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phòng Kinh tế, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp các huyện, thị xã, thành phố quan tâm chỉ đạo thực hiện tốt nhiệm vụ điều tra định kỳ, kết hợp điều tra bổ sung, khẩn trương khoanh vùng các diện tích nhiễm, các diện tích có nguy cơ nhiễm sinh vật hại nhằm phát hiện sâu, bệnh sớm; thống kê diện tích nhiễm và hướng dẫn nông dân phun thuốc phòng, trừ kịp thời, hiệu quả, không để sinh vật hại phát triển và lây lan ra diện rộng.

Khánh Hòa: Nắng hạn ảnh hưởng lớn đến sầu riêng tại Khánh Sơn

Khánh Hòa: Nắng hạn ảnh hưởng lớn đến sầu riêng tại Khánh Sơn

ý kiến của bạn

Từ Tết Nguyên đán đến nay, trên địa bàn huyện Khánh Sơn không có mưa, nắng nóng kéo dài, chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm lớn đã khiến cho nhiều vườn sầu riêng bị sốc nhiệt, rụng trái non. Nếu đến cuối tháng 4 này vẫn tiếp tục không có mưa, khoảng 50% diện tích sầu riêng trên địa bàn huyện sẽ thiếu nước tưới.

Đắk Lắk: 129 mẫu cà phê đạt tiêu chuẩn cà phê đặc sản năm 2024

Đắk Lắk: 129 mẫu cà phê đạt tiêu chuẩn cà phê đặc sản năm 2024

ý kiến của bạn

Chiều 28/4, tại thành phố Buôn Ma Thuột, Ban tổ chức Cuộc thi Cà phê đặc sản Việt Nam 2024 đã tổ chức Lễ công bố và trao giải cho các đơn vị có sản phẩm đạt chất lượng cà phê đặc sản theo tiêu chuẩn quốc tế.

Tham dự có Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Nguyễn Thiên Văn; đại diện các đơn vị, sở, ngành liên quan, cùng với đông đảo các nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh cà phê trong nước.

Thái Bình: Thanh niên trẻ huyện Kiến Xương trồng rau má thủy canh

Thái Bình: Thanh niên trẻ huyện Kiến Xương trồng rau má thủy canh

ý kiến của bạn

Cây rau má rất phổ biến ở nước ta. Nó không chỉ là một loại thực phẩm có thể chế biến nhiều món ăn ngon hàng ngày mà còn được biết đến là loại thảo dược quý hỗ trợ chữa nhiều bệnh lý cho con người. Loài cây này thường mọc hoang dại trong vườn nhà hay trên nhiều vùng đất khác nhau. Việc khai thác và thuần hóa cây rau má hoang dại cũng không còn xa lạ với chúng ta, nhưng việc đưa chúng lên trồng thủy canh bằng công nghệ cao trong nhà màng để khai thác, phát triển và làm giàu từ loài cây này thì ít ai nghĩ tới. Vậy mà người thanh niên trẻ của huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình đã dám làm điều đó. Người thanh niên ấy chính là anh Tạ Hữu Huấn - Giám đốc Hợp tác xã Thủy canh nông xanh Garden xã Hòa Bình, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình.

Phú Yên: Tấm gương phụ nữ tảo tần chịu khó vươn lên

Phú Yên: Tấm gương phụ nữ tảo tần chịu khó vươn lên

ý kiến của bạn

Khu vực xã Hòa Kiến, thành phố Tuy Hòa có diện tích đất sản xuất lúa một vụ bấp bênh khoảng 50 ha, những năm gần đây bà con đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng đưa vào các loại cây rau màu như: khổ qua, bắp, é trắng, xà lách, hành tím,… tuy nhiên do giá cả của các loại cây rau còn bấp bênh dẫn đến thu nhập người dân chưa được như mong muốn.

Trong một chuyến công tác về xã Hoà Kiến, tôi được chị Phan Thị Hoạ Mi chủ tịch Hội Nông dân xã giới thiệu về chị Văn Thị Chiến ở thôn Sơn Thọ là một tấm gương chịu khó nỗ lực vươn lên có thu nhập ổn định từ chăn nuôi tổng hợp heo, bò, vịt, cá trên mảnh vườn của gia đình.

Hậu Giang: Thu nhập cao từ mô hình trồng sầu riêng Ri6 cho trái sớm vụ

Hậu Giang: Thu nhập cao từ mô hình trồng sầu riêng Ri6 cho trái sớm vụ

ý kiến của bạn

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao góp phần nâng cao thu nhập cho hộ gia đình, thì cây sầu riêng hiện đang được nhiều hộ dân trên địa bàn thị trấn Một Ngàn chọn trồng, nhờ đó nhiều hộ dân đã vươn lên khá giàu. Hộ Ông Lê Nguyễn Hữu Lộc đã vươn lên làm giàu từ mô hình trồng sầu riêng Ri6 cho trái sớm vụ.

Ông Lê Nguyễn Hữu Lộc - ấp Nhơn Xuân, thị trấn Một Ngàn, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang. Năm 2018 Ông chuyển đổi 5.000m2 đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng sầu riêng. Giống sầu riêng ông chọn trồng là sầu riêng Ri6. Ông Lộc cho biết: "Tìm hiểu từ báo đài, phía địa phương và có cán bộ kỹ thuật hướng dẫn, nhận thấy trái sầu riêng Ri6 cơm vàng, hạt lép, cho năng suất cao, phù hợp với đất đai nơi này và thị trường ưa chuộng nên Tôi chọn giống sầu riêng này".

Bắc Giang: Yên Dũng có 17 sản phẩm tham gia chương trình OCOP năm 2024

Bắc Giang: Yên Dũng có 17 sản phẩm tham gia chương trình OCOP năm 2024

ý kiến của bạn

Theo kế hoạch, năm 2024, huyện Yên Dũng có 17 sản phẩm tham gia chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP); phấn đấu có tối thiểu từ 6 - 8 sản phẩm đạt 3 sao trở lên, trong đó có tối thiểu 1 - 2 sản phẩm OCOP năm 2024 gắn với điểm dịch vụ du lịch trải nghiệm nhằm thu hút du khách, đồng thời quảng bá hoạt động du lịch của huyện.

Theo đó, có 16 sản phẩm mới gồm: măng tây Yên Dũng (Hợp tác xã Rau sạch Yên Dũng); dưa lưới (Hợp tác xã Công nghệ cao Trí Yên); rượu đông trùng hạ thảo, trà đông trùng hạ thảo HunDu (Hợp tác xã nuôi cấy đông trùng hạ thảo Hùng Uyên); khoai tây Yên Dũng (Hợp tác xã Sao Thần nông); bình hút lộc đắp nổi, lộc bình cỡ đại đắp nổi (Doanh nghiệp gốm sứ Hoàng Vũ); mắm tép trưng thịt Phương Thảo (cơ sở Nguyễn Thị Phương Thảo); tinh bột củ sen, củ sen chiên giòn, củ sen tươi, củ sen khô (Hợp tác xã TMDVNN Bảo Ngọc); Mật ong Khe Róc (Hợp tác xã NN&DV Nham Biền); bánh hạt ngũ cốc, mật ong núi Phượng Hoàng, tinh bột sắn dây ta (Hợp tác xã NN sạch Thùy Dương). Có 01 sản phẩm đánh giá lại Tương Tiên la (Hợp tác xã DVSX&KD sản phẩm Tương Tiên La).

Tây Ninh: Triển vọng mô hình nuôi cá chạch lấu thương phẩm

Tây Ninh: Triển vọng mô hình nuôi cá chạch lấu thương phẩm

ý kiến của bạn

Mô hình nuôi cá chạch lấu trong ao đất được chuyển giao tại ấp Phước Long, xã Phước Chỉ, thị xã Trảng Bàng bước đầu đạt kết quả tích cực, mở hướng phát triển kinh tế mới cho người dân vùng nông thôn.

Những năm qua, tình trạng ô nhiễm nguồn nước, cùng với việc đánh bắt tràn lan, khiến nhiều loài thuỷ sản dần cạn kiệt. Để tái tạo nguồn lợi thuỷ sản và phục vụ nhu cầu thực phẩm hằng ngày, Trung tâm Khuyến nông tỉnh và các huyện, thị xã, thành phố đã triển khai nhiều mô hình sản xuất có hiệu quả trên từng tiểu vùng sinh thái của tỉnh. Qua đó đã tạo việc làm và tăng thu nhập cho nông dân. Trong đó, mô hình nuôi cá chạch lấu (còn gọi là cá chạch bông) trong ao đất được chuyển giao tại ấp Phước Long, xã Phước Chỉ, thị xã Trảng Bàng bước đầu đạt kết quả tích cực, mở hướng phát triển kinh tế mới cho người dân vùng nông thôn.

Thái Nguyên: Đa dạng hóa, nâng tầm sản phẩm từ cây chè

Thái Nguyên: Đa dạng hóa, nâng tầm sản phẩm từ cây chè

ý kiến của bạn

Chè là một trong những cây trồng chủ lực của tỉnh Thái Nguyên, với tổng diện tích trên 22.200ha. Thời gian qua, cùng với sản xuất các sản phẩm chè khô truyền thống, một số Hợp tác xã, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh còn tìm tòi, cho ra nhiều sản phẩm có thành phần từ chè. Đây là một trong những giải pháp hiệu quả góp phần nâng cao giá trị và mở thêm hướng phát triển mới trong sản xuất chè của tỉnh.

Chúng tôi đến Hợp tác xã chè Thịnh An (ở thị trấn Sông Cầu, Đồng Hỷ) vào đúng ngày Hợp tác xã đang sao sấy chè, với 25 chiếc máy vò, máy sao sấy hoạt động hết công suất. Hợp tác xã chè Thịnh An thành lập từ năm 2016, hiện có 20 thành viên và liên kết sản xuất với 200 hộ dân khác trong thị trấn. Tổng diện tích chè của Hợp tác xã là 70ha, trong đó 50ha sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP và 20ha sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ. Trung bình mỗi năm, Hợp tác xã sản xuất khoảng 400 tấn chè búp tươi nguyên liệu. Hợp tác xã đã có 6 sản phẩm được cấp chứng nhận OCOP 3 - 4 sao.

 

Chứng nhận tín nhiệm mạng