Góp ý       Thời tiết
Đặc điểm nổi bật của giống vịt cỏ được chăn nuôi phổ biến tại Việt Nam
Đặc điểm nổi bật của giống vịt cỏ được chăn nuôi phổ biến tại Việt Nam

Đặc điểm nổi bật của giống vịt cỏ được chăn nuôi phổ biến tại Việt Nam

ý kiến của bạn

Câu hỏi: Vịt cỏ được chăn nuôi rất phổ biến tại Việt Nam, xin chuyên gia chia sẻ về những đặc điểm nổi bật nhất của giống vịt này để giúp người chăn nuôi lựa chọn và định hướng cho phát triển kinh tế?

Nguồn gốc: Vịt cỏ thường gọi là vịt đàn, miền Nam gọi là vịt Tàu nuôi ở khắp các vùng, nhưng nuôi tập trung chủ yếu ở đồng bằng trung du, ven sông, ven biển. Vịt Cỏ chiếm gần 80% tổng đàn vịt, có nơi trên 90%.

Đặc điểm ngoại hình: Vịt cỏ màu lông cánh sẻ chiếm 53 - 55%; cánh sẻ nhạt pha lông trắng 18 - 19%, trắng 16 - 17%, xám đá, xám hồng, đen tuyền (tài ô) 11 - 12%. Đầu thanh tú, mắt sáng, lanh lợi, mỏ dẹt màu vàng, mình thon, ngực lép, nhiều con trống có mỏ xanh nhạt, lông cổ xanh biếc, có con có vòng lông trắng.

Khả năng sản xuất: Thân hình nhỏ, vịt trống 1,4 - 1,6kg, vịt mái 1,3 - 1,5kg lúc vào đẻ, nuôi thịt 70 - 75 ngày đạt 0,9 - 1,2kg, tỷ lệ thịt dưới 50%, xương đến 15 - 16%, ít mỡ, thực quản nhỏ và mỏng nên không nhồi vỗ béo được. Vịt có khả năng đẻ cao, 200 - 250 trứng/năm, trung bình 170 - 180 quả, khối lượng trứng 60 - 70g, tỷ lệ phôi cao.

Lưu ý: Mọc lông tương đối sớm, sau 20 - 25 ngày tuổi đã mọc lông mới, lông vừa nhú ra được gọi là vịt "bật rạch", 40 ngày tuổi mọc lông cánh, 65 - 70 ngày tuổi là chéo cánh "chấm khẩu" là lúc mổ thịt tốt lúc này để nhổ lông, vịt béo ngon. Vịt cỏ có khả năng kiếm mồi rất giỏi, thích ứng rất cao với khí hậu nhiệt đới, cần chọn lọc nhân thuần nâng cao phẩm chất giống làm cơ sở cho lai tạo cải tiến giống và lai kinh tế đại trà nâng cao năng suất trứng, thịt.

Ý kiến của bạn...
hoặc với thông tin dưới đây:
Đang tải ý kiến... Các phản hồi sẽ được làm mới sau! 00:00.

Chia sẻ ý kiến của bạn!

 

Chứng nhận tín nhiệm mạng