+35
°
C
Tre, trúc đang là sản phẩm tiêu thụ mạnh
Tre, trúc đang là sản phẩm tiêu thụ mạnh

Cà Mau: Đắt hàng các sản phẩm được làm từ cây tre, trúc

Phản hồi bài viết này!

Các loại cây họ tre nứa rất dễ trồng, dễ chăm sóc với hàng chục giống tre, trúc khác nhau và chúng được trồng hầu như khắp các địa phương vùng Tây Nam bộ. Từ lâu, sản phẩm từ cây tre gắn bó với đời sống cư dân nơi này. Dù đang chịu cạnh tranh gay gắt với hàng hóa sản xuất bằng dây chuyền công nghệ, thay thế bằng những nguyên liệu công nghiệp nhưng không vì thế mà sản phẩm từ họ tre trúc "hết thời".

Hơn 10 năm trước, cây tre, cây trúc ở xã Tân Bằng, huyện Thới Bình (Cà Mau) được xếp tóp đầu trong danh sách loài "chuyển đổi" để nhường chỗ cho ao nuôi tôm. Có lúc người trồng đốt luôn vườn tre vì giá rẻ, bán không ai mua.

Lúa bị đổ ngã do bão số 3 (Yagi)
Lúa bị đổ ngã do bão số 3 (Yagi)

Có hơn 124.500 ha lúa bị ngập úng sau bão số 3 (Yagi)

Phản hồi bài viết này!

Tại buổi họp báo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn diễn ra mới đây, Cục trưởng Cục Trồng trọt Nguyễn Như Cường nhìn nhận dù là cơn bão mạnh nhưng riêng vùng Đồng bằng sông Hồng có diện tích lúa mùa khoảng 50.000 - 60.000 m² chịu hoàn lưu trong và sau bão có lượng mưa không lớn.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, nhiều diện tích lúa, hoa màu bị ảnh hưởng cơn bão số 3. Theo đó, 124.593 ha lúa bị ngập úng, thiệt hại, tập trung nhiều tại Thái Bình, Hà Nội, Hải Dương, Hưng Yên. Ngoài ra, có 22.047 ha hoa màu và 6.887 ha cây ăn quả bị hư hại.

Nuôi hươu giúp đời sống người dân ổn định hơn
Nuôi hươu giúp đời sống người dân ổn định hơn

Phú Yên: Nuôi nai lấy nhung cho thu nhập khá

Phản hồi bài viết này!

Hiện nay, đời sống kinh tế người dân ngày càng ổn định, nhu cầu cần bồi bổ sức khỏe con người càng được chú trọng, trong khi việc lấy nhung nai, hươu trong tự nhiên hầu như không thể được; vì thế việc chăn nuôi nai, hươu để lấy nhung được quan tâm, trở thành một nghề mang lại thu nhập khá cho người chăn nuôi.

Ông Đặng Ngọc Hùng, hiện đang sinh sống tại thôn Phước Bình Bắc, xã Hòa Thành, thị xã Đông Hòa, tỉnh Phú Yên, tuổi đã trên 70 nhưng gia đình ông đã đầu tư con giống về nuôi từ những năm 2014 cho đến nay, hiện đang duy trì nuôi 03 con nai đực.

Khu vực chăn nuôi gà của chị Nguyễn Thị Dinh
Khu vực chăn nuôi gà của chị Nguyễn Thị Dinh

Nghệ An: Phát triển kinh tế từ mô hình chăn nuôi tổng hợp

Phản hồi bài viết này!

Xã Giang Sơn Tây là 1 xã miền núi, cách trung tâm huyện Đô Lương 15 km, xã có điều kiện tự nhiên khá khó khăn, phát triển kinh tế chủ yếu làm nông nghiệp, trong đó: trồng trọt chú trọng vào lúa, ngô lạc và cỏ để phục vụ chăn nuôi. Phát triển chăn nuôi chủ yếu Trâu, Bò, Lợn, Gà theo quy mô nông hộ.

Những năm gần đây được sự quan tâm chỉ đạo của cấp uỷ đảng chính quyền các cấp, đặc biệt là sự nỗ lực quyết tâm của người dân đã giúp Giang Sơn Tây từng bước thay đổi diện mạo, khởi sắc hơn trong phát triển kinh tế nông hộ, ổn định cuộc sống. Cùng với việc chú trọng chuyển đổi cơ cấu cây trồng thì phát triển kinh tế nông hộ, trang trại trong chăn nuôi được người dân xã Giang Sơn Tây quan tâm đầu tư ngày càng có hiệu quả.

Vườn tiêu hữu cơ của anh Lê Quang Tuấn
Vườn tiêu hữu cơ của anh Lê Quang Tuấn

Quảng Trị: Cây tiêu hữu cơ, an toàn sức khỏe và hiệu quả trên vùng đồi Linh Hải

Phản hồi bài viết này!

Giữa trung tuần tháng 6, chúng tôi đến thăm mô hình trồng tiêu hữu cơ của anh Lê Quang Tuấn, trú tại thôn Xuân Thượng, xã Linh Hải, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị. Trong cái nắng gay gắt, gió lào rát bỏng của mùa hè chúng tôi không khỏi ngạc nhiên trước vườn tiêu bạt ngàn, xanh tốt, trĩu quả. Không dấu được niềm vui, niềm cảm xúc anh Tuấn phấn khởi kể: "Vườn tiêu của anh trồng, chăm sóc, thu hoạch đã được hơn 10 năm nay. Với diện tích 10 mẫu, khoảng trên 600 gốc cây tiêu đã cho thu hoạch, năng suất ổn định, năm nay được mùa lại được giá".

Rừng ngập mặn bàu Cá Cái có diện tích 110 ha
Rừng ngập mặn bàu Cá Cái có diện tích 110 ha

Quảng Ngãi: Nâng tầm giá trị rừng ngập mặn bàu Cá Cái

Phản hồi bài viết này!

Rừng ngập mặn bàu Cá Cái (thôn Thuận Phước, xã Bình Thuận, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi) nằm trên đầm nước tự nhiên với diện tích khoảng 110 ha. Với địa thế nằm gần biển, bàu Cá Cái được quy hoạch thành rừng phòng hộ làm nhiệm vụ chắn sóng, chắn gió. Nhiều năm qua, khu rừng này đã bảo vệ, che chở cho làng mạc, người dân địa phương trước những cơn bão lớn.

Không chỉ vậy, với hệ sinh thái đa dạng, rừng ngập mặn bàu Cá Cái còn là điểm trú ngụ của nhiều loại thủy sản, tạo sinh kế cho hàng trăm hộ dân trong vùng. 30 năm gắn bó với khu rừng này, ông Nguyễn Khương (67 tuổi, trú thôn Thuận Phước, xã Bình Thuận) cho biết, thông thường cứ sau mỗi mùa lũ lên, các loài thủy sản theo con nước kéo về bàu Cá Cái sinh sản. Sau mùa lũ, bàu có rất nhiều tôm cá. "Chỉ cần không ốm đau, hằng ngày đi thả rập dưới khu rừng cũng kiếm được vài trăm ngàn. Các loại thủy sản ở đây rất ngon nên giá trị kinh tế cao. Suốt một thời gian dài, bàu Cá Cái đã che chở nuôi dưỡng người dân ở đây, cũng nhờ những con cá, con tôm này mà gia đình đã nuôi con cái ăn học, trưởng thành. Bây giờ, kinh tế địa phương phát triển, hình thành các khu kinh tế thì rừng ngập mặn còn có vai trò rất lớn trong việc điều hòa không khí, cải thiện môi trường", ông Khương chia sẻ.

Vười ổi của gia đình anh Trương Văn Phi
Vười ổi của gia đình anh Trương Văn Phi

Nghệ An: Ổi lê cây trồng mang lại thu nhập cao cho người dân xã Nghĩa Mai

Phản hồi bài viết này!

Nghĩa Mai là một trong những xã khó khăn của huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An. Trước đây, cuộc sống của người dân nơi đây chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp và gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, bằng sự nổ lực, quyết tâm đi lên của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Nghĩa Mai. Năm 2022, xã đã được công nhận đạt chuẩn xã Nông thôn mới. Đời sống của người dân nơi đây ngày một phát triển. Người dân đã biết áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất nông nghiệp, đặc biệt đã mạnh dạn đầu tư chuyển đổi các diện tích cây trồng kém hiệu quả sang trồng các cây trồng mới mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Lợn rừng nuôi thương phẩm
Lợn rừng nuôi thương phẩm

Kiên Giang: Phú Quốc thử nghiệm mô hình sinh sản và nuôi thương phẩm lợn rừng

Phản hồi bài viết này!

Thành phố Phú Quốc (Kiên Giang) từ nay đến năm 2025, định hướng năm 2030 phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp đô thị, sử dụng ít đất, tạo ra sản phẩm nông nghiệp sạch, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, có giá trị gia tăng cao và phát triển bền vững, nâng cao thu nhập cho người sản xuất. Vì vậy, Phú Quốc đặc biệt chú trọng phát triển thêm các loại vật nuôi phù hợp với điều kiện sinh thái trên đảo, phục vụ phát triển du lịch như: lợn rừng, cá trê suối, ngọc trai,…

Anh Nguyễn Văn Dậu chăm sóc vườn na

Bắc Giang: Bí quyết chăm sóc cây na dai của gia đình anh Nguyễn Văn Dậu

Phản hồi bài viết này!

Đến thăm gia đình anh Nguyễn Văn Dậu, xã Nghĩa Phương (huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang), hộ sản xuất na tiêu biểu của xã. Với diện tích 2ha, vườn na của anh Dậu trồng được gần 20 năm, hiện tại toàn bộ cây trong vườn của ga đình anh đều phát triển khỏe mạnh cho năng suất ổn định, sản lượng hàng năm đạt 30 tấn quả, cho thu nhập trên 1 tỷ đồng/năm.

Mỗi năm, một cây na có thể cho thu trên 200, tương đương khoảng 25 - 30 kg/cây/năm. Để có được năng suất cao anh Dậu cũng chia sẻ: khi áp dụng biện pháp dải vụ cho na ra hoa, đậu quả vào 2 vụ, để cây có thời gian nghỉ, tránh hiện tượng cây bị khai thác quá mức cây sẽ yếu và cây dễ bị hỏng, chết cây. Nếu như vụ na chính vụ anh Dậu chăm sóc cắt tỉa cành, tạo hoa, quả ở đầu các cành thì đến vụ na chiêm anh Dậu sẽ sử dụng biện pháp cắt tỉa cành để lấy được lớp hoa, quả trong thân cây. Anh Dậu cũng chia sẻ: Để cây na ra hoa đậu quả đúng theo khung thời vụ thu hoạch vào tháng 10 - 12 hàng năm thì gia đình anh vừa phải kết hợp chăm sóc và thu hoạch na chính vụ vừa phải cắt tỉa cành từ tháng 6 để cây na ra hoa tạo quả trong thân cây.

Phòng trừ sâu đầu đen hại dừa bằng máy bay

Vĩnh Long: Ngăn chặn sâu đầu đen hại dừa

Phản hồi bài viết này!

Gần đây, sâu đầu đen lại xuất hiện và gây thiệt hại nhiều vườn dừa trong tỉnh. Ngành chuyên môn, địa phương, người dân đã áp dụng quyết liệt các biện pháp quản lý, phòng trị hiệu quả đối với đối tượng gây hại nguy hiểm này.

Theo ngành nông nghiệp, tại đồng bằng sông Cửu Long, sâu đầu đen được ghi nhận xuất hiện đầu tiên ở xã Phú Long, huyện Bình Đại và xã Hữu Định, huyện Châu Thành (tỉnh Bến Tre) vào tháng 7/2020. Đến cuối tháng 3/2021, toàn tỉnh Bến Tre đã có hơn 160ha vườn dừa bị sâu đầu đen tấn công. Trong đó, diện tích dừa bị gây hại nặng khoảng 51ha, phải đốn bỏ. Tại tỉnh Vĩnh Long, hiện nay sâu đầu đen xuất hiện và gây hại trên 7ha tại xã Tân An Luông, huyện Vũng Liêm (6,5ha) và xã Phú Thịnh, huyện Tam Bình (0,55 ha) với mức độ nhiễm 70 - 80%.

Thứ năm, 07/03/2024

Quảng Ninh: Đền Xã Tắc - Nơi trấn yên bờ cõi, khẳng định chủ quyền lãnh thổ quốc gia

Tọa lạc tại bờ sông Ka Long (dòng sông nối liền hai nước Việt Nam - Trung Quốc), Đền Xã Tắc, phường Ka Long, thành phố Móng Cái được coi là "cột mốc văn hóa" , khẳng định chủ quyền lãnh thổ quốc gia, ghi dấu ấn lịch sử nơi ông cha ta thời trấn yên bờ cõi và khẳng định nét đặc trưng trong sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng của người Việt nơi địa đầu…
Thứ hai, 13/11/2023

Gỏi cá Sơn La - Món ăn chỉ có ở những địp đặc biệt của người Thái

Gỏi cá được đánh giá là món ăn ngon, chủ đạo trong các món thường để đem ra thết đãi khách quý của đồng bào dân tộc Thái, thể hiện sự hiếu khách của gia chủ. Từ xưa người Thái đã có câu "xép nhứa cin nhứa ma, xép pa cin pa cỏi", nghĩa là "thèm thịt thì ăn thịt chó, thèm cá thì ăn cá gỏi". Ngày nay, món cá gỏi không chỉ có đồng bào dân tộc Thái chế…
Thứ ba, 25/06/2024

Cùng tìm hiểu về những đặc điểm sản phẩm lúa lai 3 dòng Syn8

Giống lúa lai 3 dòng Syn8 được Syngenta Việt Nam đưa vào sản xuất thử nghiệm từ năm 2020. Qua khảo nghiệm, đánh giá, đây là giống lúa siêu ưu việt nhờ đặc tính chịu rét tốt, đẻ nhánh tập trung, trổ nhanh, chống đổ ngã, chống chịu tốt với bệnh đạo ôn, sọc lá vi khuẩn, ít nhiễm rầy, gạo trong, cơm ngon, dẻo. Giống có thời gian sinh trưởng dao động…
 

Chứng nhận tín nhiệm mạng