Từ cây ớt trái nhỏ mọc dại trong rừng, người Cơ Tu ở vùng cao Quảng Nam đã đưa về trồng trên diện tích lớn, cho hiệu quả kinh tế cao. Đến nay, ớt A Riêu không chỉ là cây giảm nghèo cho nhiều hộ dân đồng bào, mà trở thành thương hiệu nổi tiếng trong và ngoài tỉnh.
Mô hình chăn nuôi gà thương phẩm, ứng dụng công nghệ Blockchain được triển khai nhằm hướng dẫn người dân chăn nuôi gà theo tiêu chuẩn VietGAHP ứng dụng công nghệ Blockchain giúp hộ chăn nuôi thu thập, lưu trữ và truyền tải dữ liệu (số hoá) từ nơi sản xuất đến chủ trang trại, công ty và cơ quan quản lý nhà nước như chi cục Chăn nuôi thú y, cơ quan quản lý thị trường… giúp khâu quản lý chăn nuôi được tốt hơn, đồng thời các thông tin và tình tự thực hành chăn nuôi tốt được chia sẻ cho các nhà cung ứng và tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi (thịt gà, trứng…) biết để lựa chọn, tin dùng từ đó giúp người chăn nuôi gà dễ tiêu thụ sản phẩm với giá cả tốt hơn.
Nhận thấy tiềm năng phát triển kinh tế từ cây sương sâm, bà Trà Thị Kim Thoa (sinh năm 1988, trú phường Ninh Hiệp, thị xã Ninh Hòa) đã trồng và xây dựng mô hình chế biến thạch sương sâm mang lại hiệu quả. Đồng thời, nhân rộng mô hình giúp phụ nữ ở địa phương kiếm thêm thu nhập.
Theo kế hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh, toàn tỉnh phấn đấu gieo trồng hơn 14.400 ha cây vụ Đông năm 2024, gồm hơn 2.200 ha cây ngô, 430 ha tam giác mạch, gần 700 ha khoai lang, khoai tây và trên 11.000 ha rau, đậu các loại. Thời gian bắt đầu triển khai từ tháng 9 đến hết tháng 12.2024.
Dù diện tích nuôi thực tế chỉ chiếm 20 - 25% tổng diện tích, nhưng nếu xét về giá trị lợi nhuận tuyệt đối trên một đơn vị diện tích thì mô hình nuôi tôm công nghệ cao (hay còn gọi là nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao) là vô đối. Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại, mô hình này chỉ mới chiếm một phần diện tích khá khiêm tốn, nên chưa đủ sức để nâng cao vị thế cũng như tính cạnh tranh của ngành tôm.
Trong những năm trở lại đây nhiều gia đình trên địa bàn huyện Hưng Nguyên đã mạnh dạn đầu tư và có nhiều mô hình chăn nuôi đạt hiệu quả cao, mang lại hiệu quả kinh tế cho gia đình. Trong đó có mô hình nuôi chồn hương, nhiều gia đình ở huyện Hưng Nguyên đã mạnh dạn đầu tư chuồng trại, con giống nuôi chồn hương sinh sản mở ra hướng phát triển chăn nuôi mới cho thu nhập cao.
Nấm mối đen có tên khoa học là Xerula radicata, có nơi gọi tên là nấm rễ dài bởi vì rễ của chúng khá dài và cắm sâu xuống đất. Không có trong tự nhiên, nấm mối đen được lai tạo năm 2010, sau đó loại nấm này được đăng ký bản quyền với tên tiếng Anh là Black Termitomyces Heim. Sở dĩ gọi là nấm mối đen vì để phân biệt với nấm mối trắng tức là nấm mối trong tự nhiên thường mọc hoang ở các gò mối tại các khu vực ẩm thấp, thường xuất hiện vào mùa mưa.
Từ thành phố Hồ Chí Minh trở về quê quán Đà Lạt chọn cây cà rốt cọng tím truyền thống ở vùng nông nghiệp xã Xuân Thọ để chuyển đổi quy trình sản xuất vô cơ sang hữu cơ, vợ Phạm Thị Thu Thúy (sinh năm 1986), kỹ sư môi trường cùng chồng Vũ Đức Hùng (sinh năm 1984), kỹ sư điện đã nhân rộng thành quy mô trang trại hữu cơ, được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lâm Đồng chọn làm mô hình điểm hỗ trợ cấp Chứng nhận hữu cơ theo tiêu chuẩn TCVN 11041 - 2:2017 năm 2024.
Theo hướng Chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ngành nông nghiệp huyện chú trọng phát triển các loại cây, con cho giá trị kinh tế cao. Ngoài việc đầu tư phát triển cây, con đã có từ trước, các địa phương đang khuyến khích người dân lựa chọn và du nhập một số loài mới cho hiệu quả kinh tế cao. Mô hình nuôi gà sao của gia đình anh Trần Quốc Thanh - ấp Phước Tân, xã Đông Phước A, huyện Châu Thành, tỉnh hậu Giang đã khẳng định được tính thích nghi và hiệu quả của một giống vật nuôi mới.
Sau một thời gian thực hiện, Đề án chuyển đổi diện tích đất trồng ngô kém hiệu quả sang trồng cây cho giá trị kinh tế cao trên địa bàn tỉnh Hà Giang giai đoạn 2023 - 2025 đã phát huy hiệu quả. Điển hình huyện vùng cao Quản Bạ, với nhiều giải pháp linh hoạt trong sản xuất, nâng cao giá trị cây trồng, tăng thu nhập cho Nhân dân.
- Thái Nguyên: Tăng cường các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại lúa mùa
- Lâm Đồng: Phát triển sầu riêng theo hướng an toàn và bền vững
- Khánh Hòa: Rong biển DT Group nâng tầm nông sản Việt
- Bình Thuận: Sản xuất lúa giống ứng dụng sạ cụm
- Lào Cai: Cải thiện thu nhập cho đồng bào dân tộc thiểu số ở Bảo Yên
- Thái Nguyên: Bảo vệ đàn vật nuôi trước thiên tai
- Long An: Trồng rau rừng mang lại thu nhập hàng chục triệu đồng mỗi tháng
- Khánh Hòa: Khởi nghiệp từ nấm bào ngư
- Cần Thơ: Lão nông làm giàu từ mít không hạt
- Vĩnh Long: Trồng chanh không hạt theo tiêu chuẩn VietGap đạt hiệu quả kinh tế cao