+35
°
C
Cà Mau: Nông dân U Minh nâng cao thu nhập từ trồng bồn bồn

Cà Mau: Nông dân U Minh nâng cao thu nhập từ trồng bồn bồn

Phản hồi bài viết này!

Thời gian qua, nhờ áp dụng nhiều mô hình xen canh kết hợp, cũng như đa dạng cây trồng, vật nuôi, nhiều hộ nông dân trên địa bàn huyện U Minh đã có thu nhập ổn định, vươn lên phát triển kinh tế. Trong đó, trồng bồn bồn đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, được nhiều nông dân phát huy nhân rộng, không chỉ tạo thu nhập cho gia đình, mà còn góp phần tạo việc làm cho nhiều lao động nông thôn.

Năm 2019, gia đình bà Dương Thị Nguyên ở Ấp 14, xã Khánh An, huyện U Minh đã chuyển đổi hơn 11 công đất trồng lúa 2 vụ kém hiệu quả sang trồng bồn bồn kết hợp nuôi cá đồng. Từ đó, gia đình bà duy trì sản xuất cho đến nay, tạo lập kinh tế ngày càng phát triển kinh tế ổn định. Bà Dương Thị Nguyên chia sẻ: " Hồi trước mần thuần nông 2 vụ, hiệu quả không cao nên mình bắt chướt mấy chị em làm trước, mình trồng bồn bồn theo, thấy hiệu quả lắm. Tháng hạn thì một tháng thu hoạch bồn bồn một lần, tháng mưa thì hai tháng mới thu th hoạch một lần. Trong đợt thu hoạch thì một ngày nhổ khoảng 200 ký đến hơn 300 ký, tùy theo số lượng lái lấy. Mình làm một tháng 10 - 15 ngày rồi nghỉ, chứ không làm suốt, vì còn dành thời gian chăm sóc cho bồn bồn. Trong một đợt thu hoạch thì cũng được hơn 2 tấn, 3 tấn mấy bồn bồn thành phẩm. Cân cho sỉ được 17 ngàn đồng/1 ký".

Từ vài hecta ban đầu, đến nay trên địa bàn xã Khánh An đã có hơn 100 hecta trồng bồn bồn. Bồn bồn ở U Minh cho thu hoạch quanh năm, nhưng mùa nắng là mùa bồn bồn phát triển tốt và cho sản lượng nhiều hơn. Với những hiệu quả, địa phương đã thành lập Tổ hợp tác trồng bồn bồn, Hợp tác xã trồng bồn bồn. Hợp tác xã An Hòa ở ấp 14, xã Khánh An, huyện U Minh được thành lập vào tháng 11/2022 có 14 thành viên với tổng diện tích sản xuất hơn 30 ha. Ngoài trồng bồn bồn, các thành viên còn kết hợp nuôi cá đồng, trung bình một đến hai năm sẽ thu hoạch một lần, tạo thêm thu nhập ổn định.

Bà Dương Thị Nguyên (áo xanh) dang sơ chế bồn bồn cùng các chị em

Ông Nguyễn Văn Tông ở Ấp 14, xã Khánh An, huyện U Minh, thành viên Hợp tác xã An Hòa cho biết: "Gia đình có hơn 10 công trồng bồn bồn, trồng được hơn 4 năm nay, thu nhập ổn. Lớn tuổi rồi thấy làm mô hình này ổn hơn đi làm mướn, hoặc làm ruộng. Một tháng thu hoạch bồn bồn cũng hơn 3 tấn, gia đình cũng thu được từ 40 - 50 triệu đồng, tùy theo giá bán sỉ cao hay thấp. Mình thuê mướn nhân công làm hết, nhưng tính ra vẫn lời khoảng 20 triệu đồng cho một đợt. Ngoài bồn bồn thì trong năm cũng có thu hoạch thêm cá đồng coi như tiền bỏ ống tiết kiệm".

Vài năm trước, một số hộ dân ở xã Khánh An, huyện U Minh đã trồng thử cây bồn bồn trên những vùng đất sâu trũng, đất ven rừng. Từ đó cây bồn bồn đã bén duyên, sinh trưởng, phát triển tốt ở vùng đất U Minh, giúp nhiều nông dân vươn lên phát triển kinh tế.

Sản phẩm bồn bồn của xã Khánh An, huyện U Minh hiện nay được nhiều người biết đến. Bên cạnh đem giao tận nơi, bỏ mối theo các chợ và bán lẻ tại địa phương, bồn bồn nơi đây được các thương lái đến tận nơi thu mua mỗi ngày. Ngoài tạo thu nhập kinh tế cho gia đình, những hộ trồng bồn bồn còn góp phần tạo việc làm cho nhiều lao động nhàn rỗi tại địa phương với công việc tính công theo giờ.

Công việc nhổ bồn bồn sẽ bắt đầu từ khoảng 5 giờ sáng, và đến khoảng 7 giờ chị em sẽ bắt đầu công việc sơ chế, cắt lột, vô bọc, cân ký để sau đó giao bồn bồn cho khách. Bà Dương Thị Nguyên ở ẤP 14, xã Khánh An, huyện U Minh, cho biết " Các thành viên trong gia đình cũng làm. Nhưng do nhà mình thì làm nhiều nên thuê 6,7 người để làm bồn bồn. Mấy chị em nữ lột bồn bồn tính công 20 ngàn đồng 1 giờ, mấy anh em nhổ bồn bồn thì 40 ngàn đồng 1 giờ. Cứ vậy tính tới".

Chị Nguyễn Thị Luyến ở Ấp 14, xã Khánh An, huyện U Minh, chia sẻ: "Nhờ có trồng bồn bồn mà tôi có việc làm gần nhà, không phải đi xa. Tôi làm công việc sơ chế bồn bồn thuê cũng 5 năm. Ở đây trả công theo giờ, sáng 7 giờ làm tới 11,12 giờ được trả 100 ngàn đồng, làm tới 1,2 giờ trưa thì được khoảng 120- 130 ngàn đồng. Mấy chổ người ta nhổ bồn bồn buổi chiều và thuê lột bồn bồn ban đêm để bán buổi sáng thì mình làm ca đêm nữa thì được cũng 200 ngàn đồng 1 ngày".

Các chị em phụ nữ đang sơ chế bồn bồn

Về giải quyết việc làm cho lao động tại địa phương, anh Quách Minh Hòa, Giám đốc Hợp tác xã An Hòa, Ấp 14, xã Khánh An, huyện U Minh thông tin thêm: "Vào thời điểm thu hoạch, trung bình một ngày các thành viên trồng bồn bồn của Hợp tác xã giải quyết việc làm cho từ 40 - 50 lao động lao động tại địa phương với công việc nhổ, sơ chế bồn bồn. Với thu nhập dao động từ 150 ngàn đồng đến 200 ngàn đồng 1 người/1 buổi, công việc này cũng mang lại thu nhập đáng kể cho những lao động nhàn rỗi".

Với những hiệu quả tích cực mang lại cho phát triển kinh tế người dân địa phương thời gian qua, đối với mô hình trồng bồn bồn, Đồng chí Quách Văn Hợp, Phó Bí thư Đảng ủy xã Khánh An, huyện U Minh, cho biết: "Địa phương cũng quan tâm hỗ trợ phối hợp với cơ quan chuyên môn tập huấn kỹ thuật trồng bồn bồn, kết hợp nuôi cá đồng cho bà con, và đang hướng đến hỗ trợ các tổ hợp tác, hợp tác xã đăng ký thương hiệu hoặc đăng ký OCOP cho sản phẩm bồn bồn của Khánh An. Nếu như đầu tư đúng mức và có thương hiệu thì tin rằng thời gian tới cây bồn bồn sẽ phát triển sẽ ngày càng pháy triển, tạo kinh tế ổn định cho người dân".

Mặc dù đầu ra, giá cả của bồn bồn thay đổi theo mùa vụ, thị trường, nhưng cây bồn bồn U Minh đã và đang được nhiều nơi biết đến, tạo nguồn thu ổn định cho các hộ dân. Mô hình sản xuất này không chỉ giúp bà con nông dân ở xã Khánh An nâng cao thu nhập, gắn kết tình làng nghĩa xóm mà đây còn là mô hình góp phần thiết thực trong bảo tồn, phát triển nguồn lợi cá đồng tại địa phương.

Thực hiện: Thiên DiệpNguồn: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau

Ý kiến của bạn...
hoặc với thông tin dưới đây:
Đang tải ý kiến... Các phản hồi sẽ được làm mới sau! 00:00.

Chia sẻ ý kiến của bạn!

Thứ năm, 07/03/2024

Quảng Ninh: Đền Xã Tắc - Nơi trấn yên bờ cõi, khẳng định chủ quyền lãnh thổ quốc gia

Tọa lạc tại bờ sông Ka Long (dòng sông nối liền hai nước Việt Nam - Trung Quốc), Đền Xã Tắc, phường Ka Long, thành phố Móng Cái được coi là "cột mốc văn hóa" , khẳng định chủ quyền lãnh thổ quốc gia, ghi dấu ấn lịch sử nơi ông cha ta thời trấn yên bờ cõi và khẳng định nét đặc trưng trong sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng của người Việt nơi địa đầu…
Thứ hai, 13/11/2023

Gỏi cá Sơn La - Món ăn chỉ có ở những địp đặc biệt của người Thái

Gỏi cá được đánh giá là món ăn ngon, chủ đạo trong các món thường để đem ra thết đãi khách quý của đồng bào dân tộc Thái, thể hiện sự hiếu khách của gia chủ. Từ xưa người Thái đã có câu "xép nhứa cin nhứa ma, xép pa cin pa cỏi", nghĩa là "thèm thịt thì ăn thịt chó, thèm cá thì ăn cá gỏi". Ngày nay, món cá gỏi không chỉ có đồng bào dân tộc Thái chế…
Thứ ba, 25/06/2024

Cùng tìm hiểu về những đặc điểm sản phẩm lúa lai 3 dòng Syn8

Giống lúa lai 3 dòng Syn8 được Syngenta Việt Nam đưa vào sản xuất thử nghiệm từ năm 2020. Qua khảo nghiệm, đánh giá, đây là giống lúa siêu ưu việt nhờ đặc tính chịu rét tốt, đẻ nhánh tập trung, trổ nhanh, chống đổ ngã, chống chịu tốt với bệnh đạo ôn, sọc lá vi khuẩn, ít nhiễm rầy, gạo trong, cơm ngon, dẻo. Giống có thời gian sinh trưởng dao động…
 

Chứng nhận tín nhiệm mạng