+35
°
C
Bánh gai xứ Dừa - Món ăn truyền thống rất đặc biệt của người Nghệ An
Bánh gai xứ Dừa

Bánh gai xứ Dừa - Món ăn truyền thống rất đặc biệt của người Nghệ An

ý kiến của bạn

Món ăn truyền thống của nhiều vùng miền trong nước, nhưng bánh gai xứ Dừa ở Nghệ An lại có hương vị và cách chế biến riêng. Nhân bánh được làm từ đậu xanh tươi, ngọt, vị bùi, được xay mịn, trộn cùng với dừa khô xắt nhỏ, đường, muối, hành lá và hành tím phi thơm, tạo nên vị ngọt thanh, hương thơm đặc trưng của bánh gai xứ Dừa.

Điều đặc biệt ở món bánh gai xứ Dừa là bánh rất vừa miệng vừa có vị ngon và béo ngậy của dừa trộn lẫn với hạt đậu xanh lại vừa có vị thơm, dẻo của nếp và mùi của lá chuối khô.

Quy trình sản xuất thứ bánh đặc sản này xem ra không mấy phức tạp, nhưng cũng khá cầu kỳ trong công đoạn tuyển chọn nguyên liệu gồm nếp, đậu xanh, lá gai tươi, dừa khô, đường cát trắng, dầu ăn… Nếp là thứ nếp quê, trắng và thơm để khi xay ra có được bột nếp thật dẻo, mịn và thật thơm. Nhân bánh được làm bằng những hạt đậu xanh hấp chín, giã nhuyễn trộn với đường kính trắng và cùi dừa xắt nhỏ tạo nên mùi thơm béo ngậy của dừa và mùi thơm của nhân đậu xanh.

Lá gai hái về rửa sạch, luộc chín, giã nát và trộn với dầu ăn, cho vào bột nếp đã được lọc kỹ và làm nên thứ màu đặc trưng của bánh gai, loại đặc sản nổi tiếng. Lá để gói bánh được làm bằng lá chuối khô, sau khi đã được lau chùi rất sạch sẽ và để nơi thoáng mát, người ta xé nhỏ lá bánh ra khoảng 6-8cm và bắt đầu công đoạn gói bánh.

Chế biến bánh gai xứ Dừa

Lá bánh được trải ra và người ta lấy muỗng múc từng muỗng bột trải trên mặt lá chuối, ở giữa cho nhân đậu xanh đã được trộn lẫn với dừa và bắt đầu gói lại hình tam giác, cho 2 mặt tam giác úp mặt lại với nhau và buộc chặt bằng sợi lạt mềm. Sau khi hoàn thành công đoạn gói bánh xong, sẽ xếp bánh vào nồi để hông cách thủy. Khác với các loại bánh khác như bánh chưng, bánh bột lọc là cho vào nước và luộc chín thì bánh gai lại được bà con nơi đây xếp vào những cái vửng lớn để hông trên bếp củi, mỗi lần hông khoảng tầm một tiếng rưỡi.

Không chỉ món quà quê bình dị mà bánh gai xứ Dừa nay còn là đặc sản đi khắp các vùng của Tổ quốc. Vào những ngày tết Nguyên Đán, những chiếc bánh gai được gói ngoài bằng lá chuối xanh buộc lạt đỏ là tế phẩm không thể thiếu trên bàn thờ gia tiên của người dân xứ Dừa và những địa phương lân cận.

Bánh gai có thể được thưởng thức như đồ tráng miệng sau bữa ăn chính. Là một trong các loại bánh chế biến tự nhiên không dùng chất bảo quản.


Bạn đã sẵn sàng để trải nghiệm chưa?

Ý kiến của bạn...
hoặc với thông tin dưới đây:
Đang tải ý kiến... Các phản hồi sẽ được làm mới sau! 00:00.

Chia sẻ ý kiến của bạn!

Thứ năm, 07/03/2024

Quảng Ninh: Đền Xã Tắc - Nơi trấn yên bờ cõi, khẳng định chủ quyền lãnh thổ quốc gia

Tọa lạc tại bờ sông Ka Long (dòng sông nối liền hai nước Việt Nam - Trung Quốc), Đền Xã Tắc, phường Ka Long, thành phố Móng Cái được coi là "cột mốc văn hóa" , khẳng định chủ quyền lãnh thổ quốc gia, ghi dấu ấn lịch sử nơi ông cha ta thời trấn yên bờ cõi và khẳng định nét đặc trưng trong sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng của người Việt nơi địa đầu…
Thứ hai, 13/11/2023

Gỏi cá Sơn La - Món ăn chỉ có ở những địp đặc biệt của người Thái

Gỏi cá được đánh giá là món ăn ngon, chủ đạo trong các món thường để đem ra thết đãi khách quý của đồng bào dân tộc Thái, thể hiện sự hiếu khách của gia chủ. Từ xưa người Thái đã có câu "xép nhứa cin nhứa ma, xép pa cin pa cỏi", nghĩa là "thèm thịt thì ăn thịt chó, thèm cá thì ăn cá gỏi". Ngày nay, món cá gỏi không chỉ có đồng bào dân tộc Thái chế…
Thứ ba, 25/06/2024

Cùng tìm hiểu về những đặc điểm sản phẩm lúa lai 3 dòng Syn8

Giống lúa lai 3 dòng Syn8 được Syngenta Việt Nam đưa vào sản xuất thử nghiệm từ năm 2020. Qua khảo nghiệm, đánh giá, đây là giống lúa siêu ưu việt nhờ đặc tính chịu rét tốt, đẻ nhánh tập trung, trổ nhanh, chống đổ ngã, chống chịu tốt với bệnh đạo ôn, sọc lá vi khuẩn, ít nhiễm rầy, gạo trong, cơm ngon, dẻo. Giống có thời gian sinh trưởng dao động…
 

Chứng nhận tín nhiệm mạng