Mạ sau khi gieo theo phương pháp sạ cụm

Kiên Giang: Kỹ thuật canh tác lúa giảm chi phí bằng phương pháp sạ cụm

Hiện tại trong sản xuất lúa ở đồng bằng sông Cửu Long cơ giới hóa được áp dụng đồng bộ trong tất cả các khâu, làm tốt nhất là khâu sau thu hoạch. Tuy nhiên, khâu gieo sạ chủ yếu thủ công, trong thời gian gần đây, máy sạ cụm công nghệ Hàm Quốc đã tạo nên cuộc cách mạng trong giảm giống, giảm chi phí và gia tăng lợi nhuận cho người dân.

Ốc bươu vàng hại lúa

Đắk Lắk: Quản lý ốc bươu vàng trên lúa cần áp dụng biện pháp tổng hợp

Ốc bươu vàng là loài sinh vật ngoại lai xâm hại, là đối tượng ăn thực vật, thức ăn ưa thích là xà lách, mạ non, rau muống… đặc biệt là mạ dưới 3 tuần tuổi có thể bị ốc cắn ngang thân gây thiệt hại trên đồng ruộng, khi ốc bươu vàng phát triển ở mật độ cao có thể làm ruộng mất trắng. Các nghiên cứu cho thấy, 1 con ốc bươu vàng (2 - 3 cm)/m² gây hại trong giai đoạn lúa 3 - 20 ngày sau sạ sẽ làm giảm 15 - 20% năng suất lúa, nếu mật độ 6-10 con ốc/m² thì ruộng lúa sạ sẽ mất trắng sau 1 ngày đêm.

Bắc Giang: Kỹ thuật xử lý rơm rạ sau thu hoạch lúa Xuân

Bắc Giang: Kỹ thuật xử lý rơm rạ sau thu hoạch lúa Xuân

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh một số diện tích lúa Xuân sớm đã và đang cho thu hoạch, còn lại đang giai đoạn chắc xanh chín. Lúa Xuân chủ yếu là cắt lưng cây lúa bằng máy hoặc gặt tay, lượng rơm rạ rất lớn. Nếu tận dụng được nguồn rơm rạ này làm phân bón thì rất tốt cho vụ Mùa. Ngược lại, nếu không xử lí tốt, rơm rạ không kịp ngấu, lúa mùa dễ bị ngộ độc hữu cơ, là nguyên nhân gây bạc lá lúa Mùa.

Bắc Giang: Hướng dẫn các biện pháp phòng trừ bệnh đạo ôn hại lúa giai đoạn đẻ nhánh

Bắc Giang: Hướng dẫn các biện pháp phòng trừ bệnh đạo ôn hại lúa giai đoạn đẻ nhánh

Vụ Đông Xuân 2022 - 2023 toàn tỉnh đã gieo cấy 47 nghìn ha lúa (97% trà xuân muộn). Hiện nay, lúa đại trà đang giai đoạn đẻ nhánh, sinh trưởng phát triển tốt. Tuy nhiên, đây là giai đoạn cây lúa dễ bị bệnh đạo ôn gây hại. Dự báo thời gian tới thời tiết đêm và sáng sớm có sương mù, nhiệt độ thấp, ẩm độ không khí cao… là điều kiện thuận lợi cho bệnh đạo ôn phát triển, lây lan ra diện rộng, hại nặng và có thể gây cháy nhiều vùng nếu việc phòng trừ bệnh không kịp thời và triệt để.

Bắc Giang: Hướng dẫn kỹ thuật phòng chống rét cho cây lúa giai đoạn mạ vụ Xuân

Bắc Giang: Hướng dẫn kỹ thuật phòng chống rét cho cây lúa giai đoạn mạ vụ Xuân

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, vụ Chiêm Xuân 2023 - 2024, toàn tỉnh gieo trồng 65.800 ha, trong đó, cây lúa 46.200 ha, năng suất dự kiến 60,5 tạ/ha; sản lượng 279.340 tấn. Cụ thể, trà lúa Chiêm dầm và Xuân sớm chiếm 3% diện tích gieo mạ từ 15/12/2023 đến 01/01/2024, cấy xong trước tháng 2/2024; trà lúa xuân muộn chiếm 97% diện tích, tập trung gieo mạ từ 25/01/2024 đến 10/02/2024 cấy tập trung trong tháng 02/2024 và kết thúc trước 10/3/2024; đối với lúa gieo thẳng thời gian gieo từ 15/2 đến hến tháng 2/2024. Trong những ngày vừa qua, thời tiết rét đậm, rét hại xuất hiện trên diện rộng, ảnh hưởng tới sự sinh trưởng và phát triển của mạ. Bà con nông dân cần theo dõi chặt chẽ diễn biến của thời tiết để gieo mạ, cấy xuân đạt hiệu quả cao.