+35
°
C
Đồng Nai: ​Thả giống cá tái tạo nguồn lợi thủy sản trên các thủy vực tự nhiên

Đồng Nai: ​Thả giống cá tái tạo nguồn lợi thủy sản trên các thủy vực tự nhiên

Phản hồi bài viết này!

Trong hai ngày 11/7/2024 và 12/7/2024, Chi cục Thủy sản đã phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố: Nhơn Trạch, Biên Hòa tổ chức thả đợt 2 bổ sung một số loài thủy sản nước ngọt, lợ về môi trường tự nhiên. Theo đó, trên khu vực sông Đồng Nai với số lượng cá thả 28.200 con giống bao gồm cá vồ đém 4.000, các chạch lấu 6000 con, cá bống tượng 6.000 con, các lăng nha 6.000 con, các thát lát cườm 6.200 con và trên khu vực rừng ngập mặn Long Thành Nhơn Trạch với số lượng thả là 259.000 con bao gồm các loại tôm sú 250.000 con, cua biển 14.000 con.

Đây là hoạt động nằm trong Kế hoạch số 6519/KH-UBND ngày 11/6/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai về triển khai thực hiện các quy định cấm sử dụng xung điện, chất độc, chất nổ, nghề, ngư cụ cấm để khai thác thủy sản và công tác bảo vệ, tái tạo nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2025. Với mục tiêu khắc phục những khó khăn, thách thức lớn mà ngành Thủy sản đang gặp phải đó là tác động trực tiếp bởi môi trường tự nhiên và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu; áp lực khai thác ngày càng gia tăng, hoạt động khai thác, đánh bắt không hợp lý làm phá vỡ cân bằng loài tự nhiên, đặc biệt là tình trạng khai thác thủy sản mang tính hủy diệt ngày càng diễn ra phức tạp gây ra tình trạng nguồn lợi thủy sản có chiều hướng suy giảm, chất lượng nguồn lợi, đặc biệt là các loài có giá trị kinh tế suy giảm nhanh, thành phần loài thủy sản bị suy giảm nghiêm trọng. Việc bảo vệ, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản cần thiết phải có sự hợp tác, chung tay của chính quyền các cấp cùng người dân.

Như vậy tính từ đầu năm 2024, Chi cục Thủy sản đã tham mưu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các Sở, ban ngành, Ủy ban Mặt Trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh; các tổ chức, hội, doanh nghiệp sản xuất trong vật tư thủy sản; các cơ quan thông tấn báo chí; các cá nhân, Tăng, Ni, Phật Tử, đã tích cực ủng hộ nhiều nguồn lực trong công tác thả cá thực hiện 3 đợt thả cá giống tái tạo nguồn lợi thủy sản trên các thủy vực trên địa bàn tỉnh với số lượng trên 513.200 con giống bao gồm các loại giống cá truyền thống cá trắm đen, mè, chép, trôi cũng như các loại giống có giá trị kinh tế cao: cá chạch lấu, cá vồ đém, cá lăng nha, tôm sú giống, cua biển giống, thác lác cườm, cá bống tượng,…

Hoạt động thả cá giống tái tạo nguồn lợi thủy sản là hoạt động thiết thực thể hiện vai trò trách nhiệm của các cấp, các ngành trong việc tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản. Thông qua đó, tuyên truyền đến người dân không khai thác thủy sản mang tính hủy diệt, phát động và khơi dậy phong trào thi đua toàn dân tham gia bảo vệ, tái tạo, phục hồi nguồn lợi thủy sản, phục hồi đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường trên các thủy vực tự nhiên của tỉnh.

Thực hiện: Hoàng NgaNguồn: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Nai

Ý kiến của bạn...
hoặc với thông tin dưới đây:
Đang tải ý kiến... Các phản hồi sẽ được làm mới sau! 00:00.

Chia sẻ ý kiến của bạn!

Thứ năm, 07/03/2024

Quảng Ninh: Đền Xã Tắc - Nơi trấn yên bờ cõi, khẳng định chủ quyền lãnh thổ quốc gia

Tọa lạc tại bờ sông Ka Long (dòng sông nối liền hai nước Việt Nam - Trung Quốc), Đền Xã Tắc, phường Ka Long, thành phố Móng Cái được coi là "cột mốc văn hóa" , khẳng định chủ quyền lãnh thổ quốc gia, ghi dấu ấn lịch sử nơi ông cha ta thời trấn yên bờ cõi và khẳng định nét đặc trưng trong sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng của người Việt nơi địa đầu…
Thứ hai, 13/11/2023

Gỏi cá Sơn La - Món ăn chỉ có ở những địp đặc biệt của người Thái

Gỏi cá được đánh giá là món ăn ngon, chủ đạo trong các món thường để đem ra thết đãi khách quý của đồng bào dân tộc Thái, thể hiện sự hiếu khách của gia chủ. Từ xưa người Thái đã có câu "xép nhứa cin nhứa ma, xép pa cin pa cỏi", nghĩa là "thèm thịt thì ăn thịt chó, thèm cá thì ăn cá gỏi". Ngày nay, món cá gỏi không chỉ có đồng bào dân tộc Thái chế…
Thứ ba, 25/06/2024

Cùng tìm hiểu về những đặc điểm sản phẩm lúa lai 3 dòng Syn8

Giống lúa lai 3 dòng Syn8 được Syngenta Việt Nam đưa vào sản xuất thử nghiệm từ năm 2020. Qua khảo nghiệm, đánh giá, đây là giống lúa siêu ưu việt nhờ đặc tính chịu rét tốt, đẻ nhánh tập trung, trổ nhanh, chống đổ ngã, chống chịu tốt với bệnh đạo ôn, sọc lá vi khuẩn, ít nhiễm rầy, gạo trong, cơm ngon, dẻo. Giống có thời gian sinh trưởng dao động…
 

Chứng nhận tín nhiệm mạng