+35
°
C
Hậu Giang: Mùa vụ nuôi thuỷ sản trên ruộng lúa

Hậu Giang: Mùa vụ nuôi thuỷ sản trên ruộng lúa

Phản hồi bài viết này!

Hiện nay, mùa mưa đang bắt đầu ở nhiều khu vực Nam Bộ và đây là mùa nuôi thủy sản trên ruộng lúa của người dân tỉnh Hậu Giang nói riêng. Chi cục Chăn nuôi, Thú y - Thủy sản tỉnh Hậu Giang khuyến cáo người dân nuôi thủy sản thực hiện một số nội dung.

Mùa vụ nuôi

Mùa vụ nuôi thủy sản ruộng lúa bắt đầu từ khoảng tháng 4 đến tháng 8 (dương lịch). Tùy điều kiện thực tế của từng địa phương và tình hình mực nước trên ruộng để điều chỉnh thời gian thả cá ruộng cho phù hợp. Trường hợp nước lũ thấp và đến muộn thì người dân nên ương dưỡng cá giống trong vèo lưới, ao, mương,… trước khi thả lên ruộng để rút ngắn thời gian nuôi và đảm bảo kích cỡ cá thương phẩm.

Đối tượng nuôi

Kết hợp nuôi nhiều đối tượng như cá lóc, cá trê vàng, cá rô đồng nuôi ghép với cá sặc rằn, rô phi, chép, mè,… nhằm đa dạng hóa sản phẩm đồng thời tăng thu nhập cho người nuôi. Trong đó đối tượng nuôi chính nên chiếm trên 50% mật độ nuôi, người nuôi có thể tham khảo một số công thức kết hợp các đối tượng nuôi như sau:

Mật độ nuôi gồm 70% cá lóc (hoặc 50% cá lóc + 20% cá trê vàng/rô đồng...), 20% cá sặc rằn, 10% cá chép/cá mè... hoặc 70% cá trê vàng (hoặc 50% cá trê vàng + 20% cá lóc/rô đồng...), 20% cá sặc rằn, 10% cá chép/cá mè...

Thả cá giống có kích cỡ, khối lượng lớn để giảm tỷ lệ hao hụt và thu hoạch cá lớn bán được giá cao.

Hình thức nuôi

Khuyến khích nuôi cá theo hình thức quảng canh cải tiến (có bổ sung thức ăn) nhằm tăng hiệu quả cho mô hình đồng thời tận dụng nguồn thức ăn tươi sống sẵn có tại địa phương như ốc bươu vàng, cá tạp,... nhằm giảm giá thành, tăng lợi nhuận.

Có thể áp dụng nuôi cá lóc, cá trê vàng trên ruộng lúa theo hình thức hoang dã hóa: cá được nuôi trong vèo đặt trong ao (trong mương bao của ruộng, hoặc trong ao) khoảng 2 - 3 tháng (tùy theo đối tượng thả nuôi) trước khi thu hoạch vụ lúa Hè Thu. Sau khi thu hoạch vụ lúa Hè Thu, thực hiện cải tạo ruộng theo quy trình nuôi cá trên ruộng lúa, đưa cá lên ruộng (lúc này giảm lượng thức ăn của cá xuống từ từ để cá thực hiện thêm các hoạt động bắt mồi tự nhiên). Ở hình thức này có thể tạo thêm thức ăn cho cá bằng cách thả cá rô phi trên ruộng từ 2 - 3 tháng trước khi chuyển cá lóc, cá trê vàng lên ruộng nhằm tạo thêm nguồn thức ăn cho cá.

Đối với những ruộng lúa có nhiều tép, cá nhỏ, cua, ốc nên chọn các loài cá lóc, cá rô đồng, cá chép làm đối tượng chính. Đối với ruộng có nhiều mùn bã hữu cơ nên chọn các loài cá trê vàng, cá rô phi, cá mè làm đối tượng chính.

Để tránh trường hợp thủy sản nuôi thất thoát ra ngoài tự nhiên, người nuôi cần thực hiện đầy đủ các biện pháp sau:

- Ruộng nuôi phải bảo đảm chắc chắn, không rò rỉ nước. Sử dụng lưới bao xung quanh ruộng để tránh cá thất thoát hoặc địch hại xâm nhập.

- Nên có ao riêng để ương cá trước khi chuyển lên ruộng và lưu trữ cá trong trường hợp giá cá thấp.

- Tiến hành tu sửa bờ ruộng chắc chắn và đắp bờ cao hơn mực nước ít nhất 0,5m, xung quanh ruộng nuôi phải bố trí đủ cống thoát nước.

- Căng lưới bao xung quanh ruộng nuôi và thường xuyên kiểm tra để khắc phục trường hợp lưới rách hoặc nước chảy làm trống chân lưới; kiểm tra hệ thống cống bọng và gia cố lại những nơi xung yếu để tránh tình trạng vỡ bờ.

- Cần thả giống đúng thông báo lịch mùa vụ, nên thả giống cỡ lớn để rút ngắn thời gian nuôi và khẩn trương thu hoạch khi cá đạt kích cỡ thương phẩm.

Thực hiện: Thùy LamNguồn: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hậu Giang

Ý kiến của bạn...
hoặc với thông tin dưới đây:
Đang tải ý kiến... Các phản hồi sẽ được làm mới sau! 00:00.

Chia sẻ ý kiến của bạn!

Thứ năm, 07/03/2024

Quảng Ninh: Đền Xã Tắc - Nơi trấn yên bờ cõi, khẳng định chủ quyền lãnh thổ quốc gia

Tọa lạc tại bờ sông Ka Long (dòng sông nối liền hai nước Việt Nam - Trung Quốc), Đền Xã Tắc, phường Ka Long, thành phố Móng Cái được coi là "cột mốc văn hóa" , khẳng định chủ quyền lãnh thổ quốc gia, ghi dấu ấn lịch sử nơi ông cha ta thời trấn yên bờ cõi và khẳng định nét đặc trưng trong sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng của người Việt nơi địa đầu…
Thứ hai, 13/11/2023

Gỏi cá Sơn La - Món ăn chỉ có ở những địp đặc biệt của người Thái

Gỏi cá được đánh giá là món ăn ngon, chủ đạo trong các món thường để đem ra thết đãi khách quý của đồng bào dân tộc Thái, thể hiện sự hiếu khách của gia chủ. Từ xưa người Thái đã có câu "xép nhứa cin nhứa ma, xép pa cin pa cỏi", nghĩa là "thèm thịt thì ăn thịt chó, thèm cá thì ăn cá gỏi". Ngày nay, món cá gỏi không chỉ có đồng bào dân tộc Thái chế…
Thứ ba, 25/06/2024

Cùng tìm hiểu về những đặc điểm sản phẩm lúa lai 3 dòng Syn8

Giống lúa lai 3 dòng Syn8 được Syngenta Việt Nam đưa vào sản xuất thử nghiệm từ năm 2020. Qua khảo nghiệm, đánh giá, đây là giống lúa siêu ưu việt nhờ đặc tính chịu rét tốt, đẻ nhánh tập trung, trổ nhanh, chống đổ ngã, chống chịu tốt với bệnh đạo ôn, sọc lá vi khuẩn, ít nhiễm rầy, gạo trong, cơm ngon, dẻo. Giống có thời gian sinh trưởng dao động…
 

Chứng nhận tín nhiệm mạng