Góp ý       Thời tiết
Bình Thuận: Thâm canh cây Thanh long đạt tiêu chuẩn GlobalGAP
Bình Thuận: Thâm canh cây Thanh long đạt tiêu chuẩn GlobalGAP

Bình Thuận: Thâm canh cây Thanh long đạt tiêu chuẩn GlobalGAP

ý kiến của bạn

Mở rộng thị trường xuất khẩu theo mô hình liên kết chuỗi giá trị hàng hóa để phát huy lợi thế sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Đó là một trong những giải pháp được đề xuất về ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp thời gian tới.

Tính đến cuối tháng 12 năm 2022, diện tích cây thanh long trên địa bàn tỉnh có khoảng 27.000 ha, sản lượng đạt 600.500 tấn. Diện tích thanh long được cấp chứng nhận VietGAP là 11.006 ha/440 cơ sở/8.827 hộ, chiếm 40% tổng diện tích thanh long toàn tỉnh và gần 355 ha thanh long được cấp Giấy chứng nhận GlobalGAP…và một số cơ sở đang triển khai thực hiện sản xuất theo GlobalGAP như Hợp tác xã thanh long Nam Thuận Việt, Trang trại Thuận Quý, Hợp tác xã thanh long GlobalGAP Tân Thuận, Hợp tác xã thanh long GlobalGAP Khu Lê…

Nhằm góp phần nâng cao giá trị trái thanh long ứng dụng công nghệ cao, từ những năm 2022 - 2023, trong khuôn khổ kinh phí sự nghiệp Nông nghiệp, Trung tâm Khuyến nông Bình Thuận xây dựng mô hình "Thâm canh cây Thanh long đạt tiêu chuẩn GlobalGAP theo liên kết chuỗi" tại xã Hàm Kiệm, huyện Hàm Thuận Nam, với quy mô 14ha/09 hộ tham gia thực hiện; trong đó có 10 ha đạt chứng nhận GlobalGAP.

Để đánh giá hiệu quả mô hình, ngày 31 tháng 8 năm 2023 vừa qua; tại Hội trường UBND xã Hàm Kiệm, huyện Hàm Thuận Nam; Trung tâm phối hợp với Chính quyền sở tại tổ chức Hội thảo đánh giá nghiệm thu mô hình; kết quả: mô hình đạt năng suất cao hơn năng suất ngoài mô hình 2,77 tấn, tăng 12,43%, lợi nhuận tăng 32,02%; hiệu quả kinh tế mô hình cao hơn so với sản xuất đại trà với doanh thu tăng 59.685.000 đồng/ha và lợi nhuận tăng 26.858.000 đồng /ha; đồng thời nâng cao nhận thức và trình độ sản xuất người dân theo hướng an toàn, hạn chế ô nhiễm môi trường, đảm bảo sức khỏe cho nông dân và cộng đồng, hướng đến nền sản xuất bền vững, nâng cao giá trị gia tăng; góp phần chuyển đổi phương thức sản xuất truyền thống sang sản xuất áp dụng công nghệ cao và đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế để xuất khẩu sang các thị trường khó tính. Thông qua mô hình, hình thành các chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ mang tính ổn định và bền vững, tạo tiền đề tốt cho các hợp tác xã trong tỉnh xây dựng thương hiệu, nâng cao kỹ năng quản lý, tổ chức sản xuất tốt thu nhập cho người lao động cao hơn, giảm thiểu tối đa gây ô nhiễm môi trường và phát thải khí nhà kính trong sản xuất.

Tuy nhiên, thực tế thời gian qua, việc ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất trên địa bàn tỉnh còn gặp nhiều khó khăn, thách thức. Trong đó, nguyên nhân khách quan là diễn biến khó lường, khắc nghiệt do biến đổi khí hậu toàn cầu, gây khó khăn cho trồng trọt. Ngoài ra, tình hình dịch bệnh trên cây trồng diễn biến phức tạp, đã ảnh hưởng trực tiếp đến việc sản xuất nông nghiệp. Một nguyên nhân khác là thị trường nông sản không ổn định, thường xuyên biến động.

Những kết quả đạt được đó, dù chưa phải là con số lớn, nhưng đã phần nào thấy được sự nỗ lực của Trung tâm Khuyến nông tỉnh theo đúng định hướng một trong "3 trụ cột" phát triển của tỉnh theo tinh thần nghị quyết 05 của Tỉnh ủy. Trong thời gian tới, Trung tâm sẽ nhân rộng nhiều mô hình ứng dụng công nghệ cao như sản xuất táo, sầu riêng, lúa… hướng hữu cơ đạt chứng nhận VietGAP.

Để việc nhân rộng mô hình được thuận lợi, đề nghị các ngành, các cấp tăng cường tính khả thi các chính sách hỗ trợ của nhà nước, chính sách hỗ trợ liên kết chuỗi, hỗ trợ cấp chứng nhận và tạo điều kiện cho nông dân có nhu cầu tiếp cận được với các chính sách hỗ trợ trên.


Hồ Công Bình
Trung tâm khuyến nông Bình Thuận
Ý kiến của bạn...
hoặc với thông tin dưới đây:
Đang tải ý kiến... Các phản hồi sẽ được làm mới sau! 00:00.

Chia sẻ ý kiến của bạn!

 

Chứng nhận tín nhiệm mạng