Góp ý       Thời tiết
Hà Giang: Đề án chuyển đổi đất trồng ngô sang cây trồng khác
Hà Giang: Đề án chuyển đổi đất trồng ngô sang cây trồng khác

Hà Giang: Đề án chuyển đổi đất trồng ngô sang cây trồng khác

ý kiến của bạn

Chiều 2.8, tại trụ sở ủy ban nhân dân tỉnh, đồng chí Hoàng Gia Long, ủy viên ban thường vụ tỉnh ủy, phó chủ tịch thường trực ủy ban nhân dân tỉnh chủ trì cuộc họp với lãnh đạo các sở, ngành của tỉnh nhằm lấy ý kiến đóng góp vào dự thảo Đề án chuyển đổi đất nông nghiệp trồng ngô sang cây trồng khác có giá trị kinh tế cao hơn trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2023 - 2025, định hướng đến năm 2030.

Hiện nay, toàn tỉnh có gần 54.700 ha ngô, năng suất bình quân đạt hơn 37 tạ/ha, tăng gần 2.200 ha và 4,9 tạ/ha so với năm 2012. Mặc dù tỉnh đã ban hành và triển khai thực hiện nhiều chính sách của trung ương để hỗ trợ người dân phát triển cây ngô nhưng hiện nay, sản phẩm ngô chủ yếu là tự cung, tự cấp, sản lượng chỉ đảm bảo lương thực và phục vụ chăn nuôi. Giá trị sản phẩm trồng trọt của cây ngô không cao, chỉ từ 25 - 30 triệu đồng/ha/vụ (chưa trừ chi phí sản xuất). Mặt khác, diện tích sản xuất ngô nhỏ lẻ, không bằng phẳng nên việc bố trí sản xuất hàng hóa lớn, tập trung, áp dụng cơ giới hóa, thủy lợi hóa vào sản xuất gặp nhiều khó khăn. Giai đoạn 2012 - 2022, trên địa bàn tỉnh đã có nhiều mô hình chuyển đổi từ cây ngô sang cây, con khác mang lại thu nhập cao cho người nông dân và hình thành vùng sản xuất hàng hóa giá trị cao như: Chuyển đổi cây ngô sang trồng cây ăn quả ôn đới, cây ăn quả có múi, cây dược liệu, cây hoa phục vụ du lịch, cây cỏ phục vụ chăn nuôi...

Từ thực tế trên, ngành chuyên môn đã tham mưu ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng dự thảo Đề án chuyển đổi đất nông nghiệp trồng ngô sang cây trồng khác có giá trị kinh tế cao hơn trên địa bàn tỉnh nhằm mục tiêu: Nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp với việc thực hiện chuyển đổi thành công trên 2.000 ha đất trồng ngô sang cây trồng có giá trị kinh tế cao hơn; nâng cao thu nhập trên đơn vị diện tích đất nông nghiệp sau khi thực hiện chuyển đổi (tăng ít nhất 20% so với trước khi chuyển đổi); duy trì trên 52.000 ha ngô, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật để nâng cao năng suất, đa dạng sản phẩm từ cây ngô; tăng cường thâm canh 22.000 ha ngô để bù sản lượng các diện tích chuyển đổi... đáp ứng nhu cầu của người dân và đảm bảo an ninh lương thực, phát triển nông nghiệp bền vững...

Qua ý kiến trao đổi, thảo luận của các đại biểu, kết luận cuộc họp, phó chủ tịch thường trực ủy ban nhân dân tỉnh Hoàng Gia Long đề nghị cơ quan chuyên môn tiếp thu các ý kiến đóng góp của đại biểu để hoàn thiện đề án. Trong đó, thống nhất quan điểm: Chuyển đổi diện tích trồng ngô kém hiệu quả sang cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao hơn tại địa bàn 6 huyện vùng cao gồm 2 huyện phía Tây và 4 huyện phía Bắc. Nguồn lực, chính sách thực hiện lồng ghép với 3 chương trình mục tiêu quốc gia và nguồn vốn sự nghiệp khác. Đối tượng thực hiện là những hộ có diện tích đất trồng ngô, có nhu cầu chuyển đổi sang cây trồng khác. Cùng với đó, ngành chuyên môn cần đánh giá sâu ưu điểm, hạn chế của cây ngô để đảm bảo tính khả thi của đề án, làm thay đổi tư duy sản xuất, từng bước xây dựng liên kết, hợp tác chặt chẽ, bền vững giữa người nông dân và doanh nghiệp; tham mưu ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức các cuộc họp, tọa đàm để trưng cầu ý kiến, huy động sự vào cuộc của các cấp ủy, chính quyền địa phương, nhà quản lý, nhà khoa học, chuyên gia và nhân dân trong việc lựa chọn đúng, trúng cây, con có giá trị để thay thế diện tích đất trồng ngô kém hiệu quả; tạo sự đồng thuận trong nhận thức và thống nhất trong hành động.


Thu Phương - Báo điện tử Hà Giang
Link gốc: https://baohagiang.vn/kinh-te/nong-lam-nghiep/202308/gop-y-vao-de-an-chuyen-doi-dat-trong-ngo-sang-cay-trong-khac-f6231b8/
Ý kiến của bạn...
hoặc với thông tin dưới đây:
Đang tải ý kiến... Các phản hồi sẽ được làm mới sau! 00:00.

Chia sẻ ý kiến của bạn!

 

Chứng nhận tín nhiệm mạng