Góp ý       Thời tiết
Hà Giang: Thâm canh chè theo hướng hữu cơ cho năng suất búp tưới 4,9 tấn/ha
Chuyên gia đánh giá thực tế mô hình đã triển khai

Hà Giang: Thâm canh chè theo hướng hữu cơ cho năng suất búp tưới 4,9 tấn/ha

ý kiến của bạn

Từ tháng 4/2023 đến tháng 12/2023, Viện Khoa học kỹ thuật Nông Lâm nghiệp miền núi phía Bắc đã triển khai xây dựng 1 mô hình thâm canh chè theo hướng hữu cơ với quy mô 8ha/1 điểm trình diễn/35 hộ tham gia thực hiện tại xã Xuân Minh, huyện Quang Bình. Các hộ tham gia mô hình được Nhà nước đầu tư hỗ trợ 100% kinh phí tập huấn kỹ thuật cho các hộ nông dân tham gia, 70% kinh phí mua phân bón hữu cơ vi sinh, phân sinh học và thuốc bảo vệ thực vật sinh học; người dân đối ứng 30% kinh phí mua phân bón hữu cơ vi sinh, phân sinh học và thuốc bảo vệ thực vật sinh học, 100% công lao động và được thụ hưởng 100% sản phẩm thu được từ dự án. Bên cạnh đó kết hợp tổ chức xây dựng mô hình tổ chức quản lý, liên kết tiêu thụ sản phẩm tại điểm trình diễn sản xuất chè hữu cơ với 2 cuộc đối thoại giữa nông dân sản xuất chè hữu cơ và Công ty chè Quang Bình (đơn vị thu mua chè nguyên liệu) và tổ chức 1 lớp tập huấn hướng dẫn kỹ thuật cho các hộ tham gia mô hình.

 Kết quả sau 9 tháng triển khai cho thấy cây sinh trưởng phát triển tốt, canh tác theo quy trình Hữu cơ tỷ lệ chè A+B cao hơn mô hình sản xuất đại là 13%, tỷ lệ mù xòe ở mô hình Hữu cơ giảm 60% so với mô hình đại trà; số lứa hái đạt 6 lứa/năm tăng 1 lứa hái so với sản xuất đại trà (5 lứa/năm); mật độ búp tăng từ 177,8 búp/m2 lên 181,6 búp/m2 dẫn đến năng suất tăng gần 16% (từ 4,20 tấn/ha lên 4,9 tấn/ha), tổng sản lượng chè búp tươi thu được từ 39 tấn cao hơn sản xuất đại trà 5,35 tấn (sản xuất đại trà là 33,6 tấn). Doanh thu từ mô hình của dự án tăng 149,08%, trong đó tổng doanh thu trong mô hình đạt 701,28 triệu đồng (sản xuất đại trà cho doanh thu 470,4 triệu đồng).

Phát biểu tại Hội nghị đồng chí Nguyễn Anh Tú đánh giá mô hình đã đạt được các mục tiêu đề ra, giúp cho người dân thay đổi dần nhận thức, tập quán sản xuất lâu đời để áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất chè theo hướng hữu cơ, chất lượng, có giá trị kinh tế cao, giúp tạo thu nhập ổn định cho người dân trồng chè, nhất là đồng bào các dân tộc vùng đồi núi, góp phần xóa đói, giảm nghèo, mức sống được cải thiện, ổn định đời sống và an sinh xã hội; đồng thời Dự án góp phần nâng cao năng lực cho cán bộ khuyến nông cơ sở tham gia dự án, nhận thức của cộng đồng về phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ nói chung và sản xuất chè theo hướng hữu cơ nói riêng; làm thay đổi một số thói quen canh tác cũ, nhằm bảo tồn nguồn thiên địch, môi trường, cân bằng hệ sinh thái, sản xuất nông nghiệp mang tính bền vững, góp phần giữ gìn, bảo vệ tài nguyên đất, nước, môi trường bền vững. Hình thành các vành đai cây xanh, đảm bảo môi trường sinh thái cho các vùng trồng chè.

Tại Hội nghị các đại biểu đã cùng nhau trao đổi, thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm nhằm duy trì, phát triển tốt mô hình thâm canh chè theo hướng hữu cơ, liên kết theo chuỗi giá trị. Trong đó, các đại biểu đánh giá cao các kết quả mô hình mang lại, đồng thời mong muốn Viện Khoa học kỹ thuật Nông Lâm nghiệp miền núi phía Bắc tiếp tục quan tâm, hỗ trợ chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật thâm canh chè theo hướng hữu cơ, liên kết theo chuỗi giá trị, tạo ra sản phẩm chè chất lượng cao, được chứng nhận hữu cơ góp phần nhân rộng phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa có chất lượng và giá trị thu nhập cao, đảm bảo vệ sinh môi trường, hỗ trợ xây dựng nông thôn mới bền vững trên địa bàn tỉnh.


Hoàng Tuyên
Trung tâm khuyến nông Hà Giang
Ý kiến của bạn...
hoặc với thông tin dưới đây:
Đang tải ý kiến... Các phản hồi sẽ được làm mới sau! 00:00.

Chia sẻ ý kiến của bạn!

 

Chứng nhận tín nhiệm mạng