Góp ý       Thời tiết
Hải Phòng: Các biện pháp quản lý tổng hợp chuột gây hại trên cây lúa

Hải Phòng: Các biện pháp quản lý tổng hợp chuột gây hại trên cây lúa

ý kiến của bạn

Chuột là một trong những đối tượng dịch hại nguy hiểm, gây ra tổn thất cho mùa màng, làm giảm năng suất, chất lượng cây trồng trên đồng ruộng, gây tổn thất sau thu hoạch, giảm hiệu quả kinh tế trong sản xuất, tạo tâm lý chán nản cho người sản xuất. Trên đồng ruộng, chuột hại vào bất cứ giai đoạn nào của cây lúa, nặng nhất vào giai đoạn trỗ bông, lúc này chúng ăn đòng non (có vị ngọt) hoặc cắn ngang hạt lúa làm giảm năng suất. Tại Hải phòng, diện tích nhiễm chuột bình quân trên 700 ha/năm, diện tích nhiễm chuột hại đã được kiểm soát và khống chế, tuy nhiên cục bộ vẫn có diện tích nhiễm nặng và mất trắng do chuột.

Mục đích tìm các giải pháp, biện pháp quản lý chuột hại hiệu quả, vụ Xuân năm 2024, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật triển khai thực hiện thí điểm các biện pháp Quản lý tổng hợp chuột hại trên cây lúa tại 02 địa điểm: cánh đồng thôn Vân Đoài, xã Nam Hưng, huyện Tiên Lãng (20 ha), cánh đồng thôn Kim Lĩnh, xã Chiến Thắng, huyện An Lão (15 ha). Biện pháp sử dụng bả diệt chuột trộn sẵn rải trên đồng ruộng vào giai đoạn đầu vụ, khi lấy nước đổ ải là một trong các biện pháp quản lý chuột hại có hiệu quả, làm giảm mật độ chuột hại trên đồng ruộng.

Ngày 30 - 31/01/2024, Chi cục phối hợp với Ủy ban nhân dân 2 xã nêu trên thực hiện thí điểm triển khai rải mồi bả tập trung tại bằng bả trộn sẵn Gimlet 0.2GB, Antimice 0.006GB. Lãnh đạo Ủy ban nhân dân xã chỉ đạo và phát động các thôn trưởng, tổ chức cá nhân có diện tích tích tụ, tổ đội diệt chuột… kết hợp với cán bộ kỹ thuật của Chi cục rải mồi bả tại các gò, đống, nghĩa trang, bờ bụi xung quanh diện tích làm thí điểm. Cán bộ kỹ thuật của Chi cục đã tập huấn, phổ biến cho các tổ chức, cá nhân tại địa phương trước khi rải mồi bả tại hội trường hoặc đầu bờ - Khu thực hiện thí điểm để mọi người nắm được tập tính gây hại của chuột, các biện pháp kỹ thuật, tác dụng của thuốc và phương pháp rải mồi đúng, hiệu quả.

Xác định 5 dấu hiệu nhận biết nơi có chuột để rải mồi và đánh giá hiệu quả của thí điểm quản lý chuột: hang chuột, đường đi của chuột, phân chuột, vết cắn phá, vết chân chuột.

Chi cục chỉ đạo xây dựng kế hoạch thực hiện và phân công cán bộ Theo dõi, hướng dẫn, đánh giá… cùng các địa phương tổ chức triển khai thực hiện. Trên cơ sở kết quả từ các mô hình Quản lý tổng hợp chuột hại trên cây lúa Chi cục sẽ tham mưu cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và phối hợp cùng các địa phương quản lý Chuột hại hiệu quả, bảo vệ sản xuất.

Thực hiện: H.PNguồn: Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Hải Phòng
Ý kiến của bạn...
hoặc với thông tin dưới đây:
Đang tải ý kiến... Các phản hồi sẽ được làm mới sau! 00:00.

Chia sẻ ý kiến của bạn!

 

Chứng nhận tín nhiệm mạng