Góp ý       Thời tiết
Kiên Giang: Nuôi cua đinh trong bể composite khi thu hoạch nặng tới 1,8 kg/con
Cua đinh nặng tới 1,8 kg/con

Kiên Giang: Nuôi cua đinh trong bể composite khi thu hoạch nặng tới 1,8 kg/con

ý kiến của bạn

Với nguồn thức ăn cá tạp trong tự nhiên phong phú và giá cua đinh thương phẩm trên thị trường cao nên mô hình nuôi cua đinh xuất hiện trong những năm gần đây. Tuy nhiên, các hộ nuôi chủ yếu tự phát, việc áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến trong quá trình nuôi chưa được áp dụng rộng rãi cho nên hiệu quả kinh tế mang lại không cao, không đáp ứng thị trường tiêu thụ, ảnh hưởng đến thu nhập của hộ dân.

Trước thực trạng đó, ông Võ Văn Oanh (một cán bộ về hưu) ở ấp Thành Phụng Tây, xã Đông Hưng, huyện An Minh đã tìm tòi học hỏi kinh nghiệm từ các hộ nuôi cua đinh quanh vùng, trên báo đài và sự hướng dẫn kỹ thuật của cán bộ trạm Khuyến nông huyện ông mạnh dạng áp dụng về nuôi 100 con cua đinh thương phẩm trong bể composite để nâng cao tỷ lệ sống, tăng năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng thị trường tiêu thụ, tăng thu nhập cho người nuôi.

Ông Oanh chia sẽ: Lúc đầu ông cũng còn lưỡng lự chưa dám nuôi vì vốn bỏ ra quá nhiều. Nhưng sau khi tìm hiểu về con cua đinh và sự hướng dẫn của cán bộ trạm Khuyến nông huyện ông đã bắt 100 con cua đinh giống ở Gò Quao về nuôi với giá 500.000 đồng/con, sử dụng 15 bể composite loại 1,3 m3 để thực hiện việc nuôi thí điểm 10 con/bể nuôi, dưới đáy mỗi bể lót một lớp cát khoảng 20cm để cua đinh vùi xuống. Định kỳ kiểm tra, san thưa, phân đàn, tách đàn sao cho kích cỡ cua đinh trong cùng một bể tương đối đồng đều nhau. Từ đó việc cho ăn sẽ dễ dàng định lượng, cũng như việc xác định lượng cho ăn một cách tương đối chính xác. Sau thời gian nuôi 3 tháng ta sẽ kiểm tra và tách đàn sao cho kích cỡ đồng đều tương đối cao. Khi đạt trọng lượng bình quân từ 1,5 kg trở lên giảm mật độ còn 6 con/bể nuôi. Thức ăn là động vật còn tươi sống như: Tôm, tép, cá phi ( phải cắt ra phù hợp với kích cỡ miệng cua đinh và phải rửa sạch mới cho ăn). Lượng thức ăn cho ăn mỗi ngày trung bình bằng 5% trọng lượng. Cho ăn ngày 2 lần ở những vị trí cố định. Cho ăn vào sàng ngập trong nước 20 - 30cm. Sau mỗi lần cho ăn nên kéo lên kiểm tra xem lượng thức ăn có hết không để điều chỉnh cho phù hợp và không dơ nước.

Chú ý tới nguồn nước đưa vào bể nuôi luôn đầy đủ và sạch. Khoảng 10 - 15 ngày thay nước 01 lần. Hàng ngày theo dõi sức ăn của cua đinh để điều chỉnh thức ăn cho phù hợp. Phát hiện kịp thời những hiện tượng bất thường để xử lý.

Sau 01 năm nuôi tỷ lệ sống của cua đinh đạt 100%, trọng lượng cua đinh lớn nhất là 1,8 kg/con; kích cỡ nhỏ nhất 900g/con; có khoảng 70% có trọng lượng từ 900 g - 1,2 kg/con; khoảng 20% có trọng lượng từ  1,2 kg - 1,5 kg/con và khoảng 10% đạt trọng lượng trên 1,5 kg/con. Chi phí sản xuất khoảng 540.000 đ/con; giá trị mang lại ở năm đầu tiên ước đạt 784.000 đ/con; với cách nuôi này ở năm đầu tiên mô hình đã mang lại lợi nhuận 24.400.000 đồng (với giá bán là 700.000 đồng/kg).

Do năm đầu chúng tăng trưởng chậm nên lợi nhuận mang lại chưa cao. Đến năm thức 2 thì tăng trưởng rất nhanh, có thể tăng 2 - 3 kg/con, thậm chí 4 - 5 kg/con. Vì thế ông kéo dài thời gian nuôi cua đinh đến năm thức 2 mới thu hoạch. Ông còn có ý định sẽ chọn những con lớn để nuôi vỗ cho đẻ lấy giống bán cho các hộ dân trong vùng vào năm sau.


Nguyễn Thị Hồng Điệp
Trung tâm khuyến nông Kiên Giang
Ý kiến của bạn...
hoặc với thông tin dưới đây:
Đang tải ý kiến... Các phản hồi sẽ được làm mới sau! 00:00.

Chia sẻ ý kiến của bạn!

 

Chứng nhận tín nhiệm mạng