Góp ý       Thời tiết
Thành phố Hồ Chí Minh: Đánh giá mô hình thâm canh bưởi theo quy trình GAP
Thành phố Hồ Chí Minh: Đánh giá mô hình thâm canh bưởi theo quy trình GAP

Thành phố Hồ Chí Minh: Đánh giá mô hình thâm canh bưởi theo quy trình GAP

ý kiến của bạn

Nhằm khai thác tiềm năng sản xuất của nhà vườn, nâng cao hiệu quả kinh tế, chuyển giao quy trình kỹ thuật trồng bưởi cho nông dân, từ tháng 12 năm 2022 đến tháng 9 năm 2023, Trung tâm Khuyến nông thành phố Hồ Chí Minh đã chuyển giao 02 mô hình trồng, thâm canh bưởi theo quy trình GAP (thời kỳ kinh doanh) tại 06 hộ (3ha) xã An Nhơn Tây, Phú Mỹ Hưng, huyện Củ Chi và 3 hộ (3ha) tại xã Phạm Văn Hai, huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh.

Theo đó, Trung tâm Khuyến nông đã hỗ trợ 1.500 kg phân NPK 20.20.15 TE và 4.500 kg phân hữu cơ sinh học (50% vật tư theo theo Nghị định 83/2018/NĐ-CP ngày 24/5/2018 của Chính phủ về Khuyến nông và Nghị quyết số 19/2021/NQ-HĐND ngày 19/10/2021 về quy định nội dung chi, mức hỗ trợ cho hoạt động Khuyến nông trên địa bàn Thành phố) với tổng kinh phí hơn 70 triệu đồng, còn lại 50% nông dân tự đối ứng. Đây là mô hình được đầu tư khi giai đoạn bưởi trong thời kỳ kinh doanh, thu hoạch trái, tiếp nối mô hình chuyển giao về giống của đơn vị từ những năm trước nên Trung tâm Khuyến nông chủ yếu tập trung vào mục tiêu của mô hình là 100% hộ tham gia được hướng dãn đạt chứng nhận VietGAP; chuyển giao quy trình trồng và chăm sóc; giới thiệu, tạo cầu nối kết nối tiêu thụ sản phẩm cho các cơ sở tham gia mô hình; đánh giá được các kết quả về chỉ tiêu tình hình sâu bệnh hại, năng suất, giá thành và hiệu quả kinh tế mô hình mang lại.

Sau gần 01 năm theo dõi mô hình, Trung tâm Khuyến nông thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức báo cáo lượng giá, kết quả thực hiện như sau: Theo đánh giá của cán bộ kỹ thuật cho thấy sự sinh trưởng và phát triển của các vườn bưởi đạt tốt, tỷ lệ đậu trái trung bình tại các hộ huyện Củ Chi đạt 67% và đạt 97% (tại Bình Chánh); tỷ lệ sâu hại trung bình 27% tại Củ Chi và 12.7% tại Bình Chánh; tỷ lệ bệnh hại 21% (Củ Chi) và 3.3% (Bình Chánh). Năng suất trung bình đạt được từ 10 - 14 tấn/ha với số trái trung bình là 24 trái/cây, trọng lượng đạt khoảng 1.45 kg/trái. Giá thành từ 10.000 -13.000 đ/kg, giá bán từ 20.000 - 30.000 đ/kg. sau khi trừ chi phí lợi nhuận mang lại khoảng 165 triệu đồng/1 mô hình.

Bà Nguyễn Thị Bé - Chủ tịch Hội Nông dân xã Phú Mỹ Hưng, huyện Củ Chi cho biết: là người theo dõi tình hình sản xuất nông nghiệp tại địa phương, tôi rất cám ơn sự quan tâm hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông trong việc chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật nông nghiệp cho nông dân trên địa bàn. Qua thông tin phản hồi của nông dân, mô hình được đánh giá là đạt hiệu quả cao; nông dân tham gia được nắm bắt quy trình trồng bưởi VietGAP sao cho hiệu quả, được đầu tư phân bón và thuốc bảo vệ thực vật tốt, được hướng dẫn để đạt tiêu chuẩn VietGAP. Hy vọng thời gian tới, Trung tâm Khuyến nông quan tâm hỗ trợ chuyển giao nhiều mô hình đa dạng, hiệu quả hơn cho địa phương.

Theo Ông Nguyễn Văn Ái (nông dân Xã Phú Mỹ Hưng, huyện Củ Chi): "Với nông dân chúng tôi chỉ cần cán bộ kỹ thuật tư vấn cách trồng và chăm sóc bưởi như thế nào để đạt chất lượng, mẫu mã đẹp, da bưởi căng bóng để bán được giá cao là thành công và mô hình này đã đạt được yêu cầu đó. Hiện nay đầu ra của bưởi ổn định, chủ yếu bán qua thương lái, giá bán từ 20.000 - 30.000đ/kg".

Ông Lê Minh Truyền (Ấp Phú Lợi, Xã Phú Mỹ Hưng, huyện Củ Chi) người tham gia mô hình cho biết: tôi cũng đồng ý với ý kiến của Ông Ái, đầu ra không khó nhưng khó là làm sao ra được bưởi đẹp, thương lái không chê là thành công. Còn bưởi mà xấu thì khó bán, khi hút hàng thương lái mới lấy. Tôi tham gia mô hình này được cán bộ hướng dẫn thực hiện theo quy trình VietGAP, bón phân hợp lý (hữu cơ sinh học và vô cơ) nên sản phẩm đạt chất lượng tốt, an toàn và mẫu mã đẹp. Hiện nay, bưởi thường xuyên xuất hiện bệnh khô đầu múi, làm năng suất và chất lượng giảm nên nhờ các anh chị hướng dẫn cách khắc phục kịp thời.

Phát biểu tại buổi lượng giá, Ông Dương Kim Hà - Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông thành phố Hồ Chí Minh cho biết: "Chúng tôi rất cảm ơn bà con nông dân đã nhiệt tình tham gia mô hình, đã tuân thủ chăm sóc bưởi theo hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật; Cảm ơn ban ngành địa phương đã quan tâm hỗ trợ, đồng hành với chúng tôi trong các hoạt động chuyển giao mô hình khuyến nông tại địa phương. Bưởi là loại cây trồng không mới với nông dân huyện Củ Chi và Bình Chánh. Để tạo ra được trái bưởi ngọt, mẫu mã đẹp cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như đất đai, thỗ nhưỡng, cách trồng, bón phân và chăm sóc. Đề nghị cán bộ kỹ thuật nên xem xét điều kiện thổ nhưỡng và canh tác của từng vùng mà có cách hướng dẫn, điều chỉnh riêng cho phù hợp. Tùy từng thời điểm, giai đoạn khác nhau có cách phòng trừ sâu bệnh khác nhau. Hiện nay, các hộ tham gia mô hình đã đạt gần hết chứng nhận VietGAP, thời gian tới Hội Nông dân, Trạm Khuyến nông sẽ hướng dẫn nông dân liên hệ với Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật đăng ký để được cấp mã số vùng trồng nhằm gia tăng giá trị hàng hóa. Bên cạnh đó, trong thời gian tới Trung tâm sẽ phối hợp với các xã để xây dựng mô hình trình diễn vườn cây ăn trái kết hợp du lịch sinh thái góp phần nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp cho nông dân tại thành phố Hồ Chí Minh.


Trúc Minh
Trung tâm khuyến nông thành phố Hồ Chí Minh
Ý kiến của bạn...
hoặc với thông tin dưới đây:
Đang tải ý kiến... Các phản hồi sẽ được làm mới sau! 00:00.

Chia sẻ ý kiến của bạn!

 

Chứng nhận tín nhiệm mạng