Góp ý       Thời tiết
Hậu Giang: Nuôi cá thát lát cườm bằng vèo trong ao cho thu nhập 100 triệu đồng

Hậu Giang: Nuôi cá thát lát cườm bằng vèo trong ao cho thu nhập 100 triệu đồng

ý kiến của bạn

Cá thát lát là một loài thủy sản đặc trưng của tỉnh Hậu Giang, có giá trị kinh tế cao, vì thế nhiều hộ dân trên địa bàn huyện Vị Thủy đã tận dụng điều kiện sẵn có để nuôi giống cá này. Điển hình là mô hình nuôi cá thát lát cườm thương phẩm của ông Phạm Văn Sóc tại ấp 9a2 xã Vị Bình đã đem lại thu nhập khá cao cho gia đình góp phần phát triển kinh tế hộ.

Ông Phạm Văn Sóc là một trong những người phát triển mô hình nuôi cá thát lát thương phẩm vèo trong ao ở ấp 9a2 xã Vị Bình, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang. Được biết ông có kinh nghiệm nuôi cá thát lát cườm thương phẩm đã được 7 năm, lúc đầu còn gặp nhiều khó khăn về kỹ thuật (con giống, thức ăn và quản lý dịch bệnh,…). Qua một thời gian tìm hiểu, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm ngoài ra còn được tư vấn kỹ thuật của cán bộ kỹ thuật xã, huyện. Hiện nay ông đã chủ động được nguồn giống, thức ăn và quản lý được dịch bệnh.

Với diện tích mặt nước hơn 1.500 m² ao vườn để đầu tư 8 vèo nuôi 100.000 con cá thát lát cườm giống, Sau 8 tháng nuôi, tổng số cá đạt trọng lượng trên 13.000 kg và được thương lái thu mua với giá 68.000 đồng/kg. Trừ các khoản chi phí, ông Sóc còn lời trên 100 triệu đồng.

Theo ông Sóc, mô hình nuôi cá thát lát cườm trong vèo chi phí đầu tư thấp, kỹ thuật đơn giản nhưng mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Chia sẻ về kinh nghiệm nuôi cá thát lát cườm vèo trong ao, ông Sóc cho biết: "Sau 45 ngày thả nuôi, cần tiến hành phân loại theo trọng lượng cá để thuận tiện chăm sóc. 1 ngày cho cá ăn từ 2 - 3 lần và số lượng thức ăn phải tăng dần theo trọng lượng của cá. Ngoài ra, phải chủ động phòng bệnh theo định kỳ và xử lý nguồn nước giúp cá khỏe mạnh".

Ngoài những kinh nghiệm đúc kết tự bản thân, ông Sóc thường hay tham quan và dự các lớp tập huấn về kỹ thuật nuôi cá thát lát do các ngành tổ chức để đúc kết kinh nghiệm.

Nhờ nắm chắc các quy trình, kỹ thuật chăm sóc cá thát lát cườm vèo trong ao nên các vụ cá đạt hiệu quả khá cao. Từ năm 2018 đến nay, ông Sóc tiếp tục phát triển mô hình. Cứ thu hoạch xong một đợt là ông vệ sinh vèo và xử lý nước trong ao để thả nuôi lại đợt tiếp theo.

Mô hình nuôi cá thát lát thương phẩm vèo trong ao hiện mang lại hiệu quả tạo điều kiện để nông dân của xã phát triển kinh tế hộ gia đình một cách bền vững và vươn lên làm giàu chính đáng.

Thực hiện: Huỳnh Công KhaNguồn: Trung tâm khuyến nông tỉnh Hậu Giang
Ý kiến của bạn...
hoặc với thông tin dưới đây:
Đang tải ý kiến... Các phản hồi sẽ được làm mới sau! 00:00.

Chia sẻ ý kiến của bạn!

 

Chứng nhận tín nhiệm mạng