Góp ý       Thời tiết
Hướng dẫn xử lý các bệnh thường gặp trên vịt Kỳ Lừa
Hướng dẫn xử lý các bệnh thường gặp trên vịt Kỳ Lừa

Hướng dẫn xử lý các bệnh thường gặp trên vịt Kỳ Lừa

ý kiến của bạn

Câu hỏi: Xin hỏi cách phòng trị các bệnh thường gặp ở vịt Kỳ Lừa như bệnh dịch tả vịt, bệnh tụ huyết trùng vịt, bệnh nấm phổi ở vịt, bệnh viêm gan do virut, bệnh sưng phù đầu, bệnh phó thương hàn, bệnh nhiễm khuẩn E.Coli, bệnh nhiễm độc tố Aflatoxicosis...

Bệnh dịch tả vịt:

- Nguyên nhân: Do virut dịch tả vịt gây nên.

- Triệu chứng:

+ Vịt bỏ ăn ít vận động, khi lùa đi ăn thường rớt lại phía sau.

+ Sốt cao 43 - 43.5 °C trong 2 - 3 ngày liền.

+ Chảy nước mắt, một số con bị viêm kết mạc có dịch viêm làm mắt bị dính lại, vịt mắt đỏ.

+ Đầu sưng do phù ở tổ chức liên kết dưới da.

+ Vịt ỉa chảy phân loãng màu trắng xanh, mùi thối khắm, lỗ hậu môn dính nhiều phân.

+ Sợ ánh sáng, một số con có triệu chứng liệt 2 chân nằm một chỗ, cánh rủ xuống.

- Điều trị:

+ Khi xuất hiện dịch thì cần tiến hành can thiệp đồng thời 2 phương pháp:

  • Tiêm thẳng virut dich tả vịt và ổ dịch, tiêm dưới da gáy cổ hoặc nách 3 liều vacxin cho 1 con vịt (3 liều vacxin pha vào 0,3 ml nước cất ).
  • Cho đàn vịt uống ngay thuốc có thành phần chính là Bycomycin, Norfloxacin, Oxymykoin hoặc Flumequine.
  • Cùng với đó bổ sung thêm các chất bổ như VTM C, tăng cường giải độc men gan… trờ sức trợ lực cho đàn vịt.
  • Phải tuân thủ lịch tiêm phòng của chi cục thú y các cấp, tránh để dịch lây lan qua các vùng lân cận.

Bệnh tụ huyết trùng vịt:

- Nguyên nhân: Do vi khuẩn Pasteurella multocida  gây ra.

- Triệu chứng:

+ Quá cấp: chết rất nhanh (sau bữa ăn… ) nên không kịp có biểu hiện triệu chứng.

+ Cấp tính:

  • Ủ rũ, kém ăn, xiêu vẹo, bại cánh, liệt chân, khò khè.
  • Phân lỏng vàng xám đôi khi lẫn máu, chảu máu mũi & miệng, sốt 43 - 44 °C.
  • Khát nước, nằm bẹp, giẫy chết sau 2 - 5 ngày.
  • Tỷ lệ chết đêm bất thường, đối với vịt thả đồng thường rất khó để kiểm soát dịch.

+ Á cấp: đau mắt, chảy nước mũi, sưng khớp, viêm não.

- Điều trị:

+ Tách ngay những con bị bệnh ra khỏi đàn.

+ Tiêm kháng huyết thanh (tiêm 1 lần tác dụng 15 ngày).

+ Kháng sinh Penicillin + Streptomycin (hoặc Kanamycin + Ampicillin + Colistin, Penicillin + Kanamycin, hoặc Kanamycin + Ampicillin) dùng để tiêm những con khỏe trước, không thả xuống nước.

+ Ngoài ra cũng phải tăng cường thuốc trợ sức trợ lực cho đàn vịt.

Bệnh nấm phổi ở vịt:

- Triệu chứng:

+ Vịt con thường bị bệnh ở thể quá cấp và cấp tính:

  • Kém ăn, thở khó và nhanh, khi thở vịt vươn cổ dài, mũi chảy nước.
  • Thân nhiệt tăng, con vật ủ rũ, ỉa phân rất hôi thối.
  • Vịt suy nhược nhanh và có trường hợp vịt có triệu chứng co giật.
  • Một số con bị rối loạn tiêu hóa do độc tố của nấm tiết ra gây viêm ruột, chảy máu ruột, tiêu chảy, bại liệt.

+ Vịt bị bệnh ở thể mãn tính:

  • Cơ thể suy yếu dần, thở khó, thở nhanh.
  • Vịt biếng ăn, khát nước dữ dội, thân nhiệt tăng, tiêu chảy.
  • Vịt ủ rũ, đứng tụ thành từng đám, nằm chồng lên nhau.

- Điều trị:

+ Cách ly con bệnh với con khỏe , đồng thời bổ sung vitamin A vào thức ăn cho vịt.

+ Dùng các chế phẩm có thành phần chính là Nystatin, dùng Povidone iodine để sát trùng nước uống cho vịt.

Bệnh viêm gan do virut:

- Bệnh này vịt con dễ mẫn cảm nhất.

- Triệu chứnng:

+ Bệnh ở thể cấp tính: Vịt con thường chết ngay sau1 - 2 giờ bị nhiễm virut.

  • Vịt ủ rũ, kém ăn, không theo kịp các con khác trong đàn.
  • Đầu nghẹo về phía sau và ch ân đi co giật.
  • Sau thời gian ngắn thì vịt không vận động nữa mà nằm ngửa nhắm mắt 2 chân đạp ngửa về phía sau.

- Điều trị:

+ Hiện nay chưa có loại thuốc nào điều trị đặc hiệu được bệnh này.

+ Tuy nhiên ngày nay người ta dùng kháng thể viêm gam vịt để điều trị cho những con sớm phát hiện bệnh.

Bệnh sưng phù đầu:

- Triệu chứng:

+ Vịt sốt cao 42 - 43 °C.

+ Sưng phù đầu, sưng mặt.

+ Dịch viêm chảy nhiều ở mắt và mũi.

+ Giảm ăn, giảm đẻ.

- Điều trị:

+ Dùng Oxytetracylin kết hợp với Tylosin để điều trị bệnh cho kết quả tốt nhất.

+ Cùng với đó kết hợp với thuốc trợ sức trợ lực, tăng cường công năng giải độc cho gan, thận.

Bệnh phó thương hàn:

- Triệu chứng:

+ Vịt con 3 - 15 ngày tuổi thường bị bệnh nhiều ở thể cấp tính, vịt lớn 45 ngày tuổi trở lên thường bị thể mạn tính.

+ Vịt ốm bị tiêu chảy, phân loãng có bọt khí, lông đít dính muối urat.

+ Đi lại ít, chúng tách khỏi đàn tụ tập thành nhóm tìm chỗ ấm.

+ Vịt khát nước, mệt mỏi, ủ rũ, mắt nửa nhắm nửa mở hoặc nhắm hẳn do viêm màng kết mạc có mủ.

+ Bệnh có chứng thần kinh ở dạng lên cơn, lúc đó vịt lăn quay ra run rẩy hai chân, đầu ngoẹo. Đặc biệt  là vịt bệnh trước khi chết  nằm ngửa, chân co giật trên không, cho nên người chăn nuôi gọi là  bệnh "co giật" của vịt.

+ Bệnh kéo dài 3 - 4 ngày, chết đến trên 70%.

- Điều trị:

+ Dùng Florfenicol kết hợp với Doxycyclin để điều trị bệnh.

+ Bên cạnh đó cũng cần phải bổ sung thêm thuốc trợ sức trợ lực cho đàn vịt.

Bệnh nhiễm khuẩn  E.Coli:

- Triệu chứng:

+ Thời gian ủ bệnh từ 1 - 10 ngày.

+ Ở vịt 3 ngày tuổi đã có thể nhiễm bệnh.

+ Vịt bị rút cổ, lông xù, mắt lim dim như buồn ngủ, sổ mũi và khó thở.

+ Có triệu chứng thần kinh như: co giật, quay đầu, ngoẹo cổ… vịt đẻ chết lai rai, giảm đẻ, vỏ trứng dính máu.

+ Tiêu chảy phân loãng có màu trắng xanh rồi chết.

- Điều trị:

+ Tách riêng những con bị bệnh.

+ Dùng Amoxycillin kết hợp với Colistin sulfate, hoặc Gentamicin kết hợp với Colistin để cho kết quả tốt nhất.

+ Cùng với đó kết hợp bổ sung thêm thuốc trợ sức trợ lực cho đàn vịt.

Bệnh nhiễm độc tố Aflatoxicosis:

- Triệu chứng:

+ Bệnh không bị lấy lan.

+ Vịt chậm lớn, kém ăn.

+ Có thể xuất hiện triệu chứng thần kinh rồi chết.

+ Mức độ bệnh còn tùy thuộc vào hàm lượng nấm mốc có trong thức ăn.

- Điều trị:

+ Không có thuốc điều trị nấm trong bệnh này.

+ Biện pháp tốt nhất là bảo quản tốt các loại thức ăn cho vịt, tránh cho vịt ăn các loại thức ăn đã bị nấm mốc.

Ý kiến của bạn...
hoặc với thông tin dưới đây:
Đang tải ý kiến... Các phản hồi sẽ được làm mới sau! 00:00.

Chia sẻ ý kiến của bạn!

 

Chứng nhận tín nhiệm mạng