Góp ý       Thời tiết
Hậu Giang: Chuẩn bị mạ lúa cấy để sản xuất lúa giống vụ Đông Xuân
Chuẩn bị mạ lúa cấy để sản xuất lúa giống vụ Đông Xuân

Hậu Giang: Chuẩn bị mạ lúa cấy để sản xuất lúa giống vụ Đông Xuân

ý kiến của bạn

Những năm gần đây Hợp tác xã Thuận Tiến được xem là một trong những hợp tác xã đi đầu của huyện Vị Thủy nói chung, xã Vĩnh Thuận Tây nói riêng về sản xuất lúa giống bằng phương pháp cấy máy. Hàng năm hợp tác xã liên kết với các công ty để sản xuất giống và cung cấp ra thị trường hơn 850 tấn lúa giống.

Với thế mạnh của địa phương là cây lúa, nên hợp tác xã xác định sản xuất lúa giống đạt chất lượng là chìa khóa thành công cho các thành viên cũng như hợp tác xã. Vụ Đông xuân năm nay cũng vậy, các diện tích lúa cấy của hợp tác xã đã được chuẩn bị rất kỹ lưỡng cho một vụ mùa bội thu sắp đến.Anh Trần Văn Nam, là một trong những thành viên sản xuất lúa giống lâu năm của Hợp tác xã Thuận Tiến cho biết: áp dụng phương pháp cấy máy trong sản xuất lúa giống mang lại rất nhiều lợi ích cho người làm lúa như giảm lượng giống so với gieo sạ truyền thống bên ngoài, mật độ lúa thưa tạo độ thông thoáng cho cây tiếp xúc ánh sáng làm hạn chế sâu bệnh, dinh dưỡng trong đất nhiều nên giảm lượng phân bón… từ đó cây lúa phát triển khỏe mạnh, hạn chế phun nhiều thuốc bảo vệ thực vật.

Vụ đông xuân 2023 - 2024 này hợp tác xã Thuận Tiến liên kết sản xuất lúa giống Đài thơm 8 với Công ty giống cây trồng Miền Nam diện tích 60ha, giá bán cao hơn thị trường 1.000đ/kg. Hiện nay, các thành viên trong hợp tác xã đang tích cực chuẩn bị làm mạ để cấy đúng theo lịch thời vụ mà ngành nông nghiệp khuyến cáo.

Theo ông Trương Phú Quốc, giám đốc hợp tác xã Thuận Tiến cho biết năm nay là năm thứ 7 hợp tác xã sản xuất lúa bằng phương pháp cấy máy, việc sử dụng máy cấy lúa đem lại nhiều cái lợi cho nông dân như bà con có thời gian chuẩn bị đất chu đáo hơn từ 10 đến 12 ngày trong thời gian làm mạ, quản lý được chất lượng mạ để đảm bảo điều kiện cấy. Bên cạnh đó còn kiểm soát được cỏ dại, ốc bươu vàng; cây lúa ít bị sâu bệnh, đổ ngã; tiết kiệm phân bón, dùng máy cấy lúa còn giảm tối thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường do hạn chế được việc dùng thuốc bảo vệ thực vật phòng trừ sâu bệnh. Do sản xuất theo quy trình kỹ thuật sản xuất lúa giống, do đó lúa thu hoạch được công ty thu lại với giá lúa giống nên thành viên hợp tác xã rất phấn khởi. Vì vậy mà hiệu quả kinh tế mang lại của việc cấy lúa bằng máy cao gấp nhiều lần so với sản xuất truyền thống trước đây, năm nay giá lúa khá cao so với năm trước nên lợi nhuận của các thành viên sẽ tang cao hơn, ước tính 1ha sản xuất lúa giống cho năng suất 8,5 tấn, với giá bán 9.500đ/kg sau khi trừ chi phí cho lợi nhuận hơn 55 triệu đồng/ha.

Hiện nay toàn xã có 11 máy cấy lúa đáp ứng nhu cầu của người dân trong sản xuất, trong thời gian tới địa phương sẽ phối hợp các ngành chuyên môn trên tổ chức hội thảo để tuyên truyền nhân rộng mô hình này ra cho nhiều người dân áp dụng.


Phùng Thái Duy
Trung tâm khuyến nông Hậu Giang
Ý kiến của bạn...
hoặc với thông tin dưới đây:
Đang tải ý kiến... Các phản hồi sẽ được làm mới sau! 00:00.

Chia sẻ ý kiến của bạn!

 

Chứng nhận tín nhiệm mạng