Góp ý       Thời tiết
Hậu Giang: Nông dân kết hợp trồng trọt, chăn nuôi cho kinh tế khá
Nông dân huyện Châu Thành A kết hợp trồng trọt, chăn nuôi cho kinh tế khá

Hậu Giang: Nông dân kết hợp trồng trọt, chăn nuôi cho kinh tế khá

ý kiến của bạn

Đa dạng đối tượng nuôi, tận dụng triệt để diện tích sản xuất để tăng thêm thu nhập cho gia đình được nhiều hộ dân trên địa bàn huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang áp dụng cho hiệu quả kinh tế ổn định.

Nổi bật có hộ Ông Huỳnh Thanh Tịnh ngụ ấp 4B, thị trấn Bảy Ngàn, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang, với diện tích 6.000m2 trên bờ Ông trồng na thái, sầu riêng và mít siêu sớm, chăn nuôi Dê và dưới ao trồng bông súng, thả thêm bèo tai tượng để nuôi ốc bươu đen.

Ông cho biết: Cây sầu riêng sau trồng tầm 5 - 6 năm mới cho thu hoạch trong thời gian đó Tôi trồng xen mít siêu sớm và na thái chỉ sau 18 tháng là cho thu hoạch sẽ đảm bảo Tôi có nguồn thu đến khi sầu riêng cho thu hoạch, diện tích ao bỏ trống thả nuôi thêm ốc bươu đen cho đẻ tự nhiên dưới ao rồi thu trứng cho vào thùng xốp ấp nở để đạt tỷ lệ sống cao, ốc nở xong tầm 7 - 10 ngày thả lại ao cứ làm như vậy trong ao lúc nào cũng có ốc bán. Hiện tại cứ 1 tuần ông thu ốc 01 lần từ 15 - 20kg với giá bán 30.000đ/kg, thu về trên 2 triệu đồng/tháng, với 150 gốc mít cho trái chuyền quanh năm mỗi đợt thu hoạch trên 250kg giá bán tùy thời điểm trung bình 20.000đ/kg mang về 5 triệu đồng/đợt, na thái mỗi đợt cũng thu hoạch được trên 100kg với giá bán 30.000đ/kg thu về trên 3 triệu đồng. Như vậy, trung bình mỗi tháng ông Tịnh thu về trên 07 triệu đồng đủ để trang trãi chi phí sinh hoạt và phân bón nuôi cây sầu riêng.

Ông Tịnh đã tận dụng triệt để diện tích đất sản xuất vừa lấy ngắn nuôi dài để có nguồn thu nhập ổn định, bên cạnh đó tận dụng phụ phế phẩm từ trái mít để nuôi Dê, một chuỗi tuần hoàn khép kín được Ông áp dụng “Phụ phẩm từ mít và cỏ ngoài vườn làm thức ăn cho Dê, phân Dê sẽ được ủ để bón lại cho vườn cây, dưới ao nuôi ốc sẽ sử dụng 1 phần phụ phẩm từ mít”. Đây là mô hình dễ áp dụng và có thể nhân rộng trong thời gian tới.


Phạm Thị Hồng Tươi
Trung tâm khuyến nông Hậu Giang
Ý kiến của bạn...
hoặc với thông tin dưới đây:
Đang tải ý kiến... Các phản hồi sẽ được làm mới sau! 00:00.

Chia sẻ ý kiến của bạn!

 

Chứng nhận tín nhiệm mạng