Góp ý       Thời tiết
Lâm Đồng: Khôi phục diện tích trồng cây ca cao tại huyện Cát Tiên

Lâm Đồng: Khôi phục diện tích trồng cây ca cao tại huyện Cát Tiên

ý kiến của bạn

Cây ca cao tuy không phải là cây trồng thế mạnh của tỉnh Lâm Đồng, nhưng nhờ những ưu đãi về khí hậu, thổ nhưỡng tại khu vực phía Nam của tỉnh Lâm Đồng, là nơi đang dần hình thành vùng nguyên liệu ca cao của tỉnh. Ngày trước tại thị trấn Phước Cát, huyện Cát Tiên rộ lên phong trào trồng cây ca cao, lúc này đa phần trái ca cao được người dân thu hái, bán tươi hoặc bán khô cho đại lý thu mua, một số gia đình chế biến các sản phẩm phụ kèm theo như rượu ca cao. Ngoài ra, khi trồng, chăm sóc cây ca cao bà con nông dân còn chưa nắm được kỹ thuật trồng và chăm sóc nên dẫn đến tình hình dịch bệnh trên diện rộng và không mang lại hiệu quả kinh tế, vì vậy bà con nông dân nơi đây không còn mặn mà với loại cây này.

Giữa lúc loay hoay không biết nên chuyển đổi sang loại cây trồng gì để mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn thì hai cô gái trẻ Bế Thị Thu Huyền và Lương Thị Duyên trở về quê hương lập nghiệp, tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có và lợi thế thổ nhưỡng của địa phương, vào năm 2021 thành lập tổ hợp tác thanh niên chuyên thu mua và chế biến ca cao. Đến nay xây dựng nên Công ty TNHH Bản ca cao, chính sự nghiêm túc và tâm huyết với cây ca cao dần dần đã thay đổi suy nghĩ của bà con nơi đây có cách nhìn nhận khác để phát triển cây ca cao. Cũng như nhiều hộ dân khác, gia đình ông Nguyễn Văn Quyền ở tổ dân phố 7, thị trấn Cát Tiên nhận hợp đồng trồng ca cao cho tổ hợp tác từ những ngày đầu thành lập đến nay. Trước đây, gia đình ông Nguyễn Văn Quyền chỉ có 100 cây ca cao trồng xen trong vườn điều đến năm thứ 5 hiện cho năng suất khoảng 30 - 35 kg trái tươi/cây/năm.

Ông Nguyễn Văn Quyền cho biết: Trồng ca cao không tốn nhiều công chăm sóc, chỉ cần 1 lao động thường xuyên là có thể chăm sóc 100 cây ca cao đang giai đoạn kinh doanh, nên năm 2022 ông Quyền lại trồng xen thêm 500 cây ca cao thay thế dần vườn điều kém hiệu quả của gia đình. Với giá bán hiện tại cho Công ty TNHH Bản ca cao là 6.300 đồng/kg trái tươi, cao hơn nhiều so với bán cho đại lý sau khi trừ chi phí thu nhập của gia đình tăng thêm từ 10 - 15 triệu đồng/ha/năm.

Được sự hỗ trợ, hướng dẫn của chính quyền địa phương, sản phẩm bột ca cao nguyên chất và bột ca cao sữa của Bản Ca cao đã được công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao cấp tỉnh. Từ đây, sản phẩm bột của Bản Ca cao được tham gia kết nối trong nhóm OCOP, tham gia các chương trình xúc tiến thương mại, triển lãm sản phẩm địa phương Lâm Đồng tại các tỉnh, thành phố trên cả nước. Bên cạnh đó còn kinh doanh trên các sàn thương mại điện tử, nơi có nhiều ưu thế cạnh tranh và phát triển trong tương lai với mong muốn sản phẩm được bạn bè Quốc tế đón nhận. Hiện giá bán sản phẩm bột ca cao với giá bán 350.000 đồng/kg, bơ ca cao 400.000 đồng/kg, ca cao ngòi 320.000 đồng/kg và mới đây sản phẩm chocolate vừa cho ra mắt được thị trường ưa chuộng.

Ông Phan Văn Thành - Chủ tịch Hội Nông dân thị trấn Phước Cát, huyện Cát Tiên cho biết: Mô hình ca cao xen điều hiện đang phát triển khá tốt trong vài năm trở lại đây. Chính quyền cũng quan tâm và hỗ trợ cho bà con về kỹ thuật trồng và chăm sóc, bên cạnh đó còn có sẵn đầu ra ổn định. Diện tích chuyển đổi cây ca cao từ 5 ha dần tăng lên 15 ha trong năm 02 năm (2022 - 2023) là tín hiệu đáng mừng để phát triển kinh tế tại địa phương.

Thực hiện: Trúc QuỳnhNguồn: Trung tâm khuyến nông tỉnh Lâm Đồng
Ý kiến của bạn...
hoặc với thông tin dưới đây:
Đang tải ý kiến... Các phản hồi sẽ được làm mới sau! 00:00.

Chia sẻ ý kiến của bạn!

 

Chứng nhận tín nhiệm mạng