Góp ý       Thời tiết
Nghệ An: Hội nông dân huyện Quỳ Hợp cấp giống dê sinh sản cho nông dân
Nghệ An: Hội nông dân huyện Quỳ Hợp cấp giống dê sinh sản cho nông dân

Nghệ An: Hội nông dân huyện Quỳ Hợp cấp giống dê sinh sản cho nông dân

ý kiến của bạn

Châu Cường là một trong những xã miền núi khó khăn của huyện Quỳ Hợp (tỉnh Nghệ An) với phần lớn người dân là đồng bào dân tộc thiểu số. Cũng như nhiều vùng miền núi trên cả nước, bà con nông dân ở đây còn sản xuất theo phong tục tập quán cũ. Đặc biệt ở đây chủ yếu chăn nuôi với hình thức thả rông, nhỏ lẻ và tự cung tự cấp là chủ yếu nên đời sống bà con nông dân còn nhiều khó khăn.

Xuất phát từ thực tế của xã Châu Cường, với địa hình chủ yếu là đồi núi, nên Hội nông huyện đã nghiên cứu và lựa chọn xây dựng mô hình "chăn nuôi dê sinh sản" nhằm mục đích tăng thêm tư liệu sản xuất cho người nông dân để mở ra còn đường phát triển kinh tế phù hợp với điều kiện tự nhiên nơi đây.

Trước khi bàn giao con giống, Hội nông dân huyện đã phối hợp với Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện tổ chức tập huấn kỹ thuật chăn nuôi dê sinh sản cho các hộ dân tham gia mô hình cùng với một số người dân có nhu cầu chăn nuôi dê do Hội nông dân xã mời. Lớp tập huấn nhằm trang bị kiến thức và kinh nghiệm nuôi dê sinh sản cho các hộ nông dân trên địa bàn xã Châu Cường, tạo điều kiện để nông dân trao đổi, chia sẻ và thảo luận những kinh nghiệm trong quá trình nuôi. 

Dê là loài động vật ăn tạp, dễ nuôi, khả năng kháng bệnh cao, với mục tiêu là phát triển đàn dê sử dụng thức ăn tự nhiên tạo sản phẩm sạch, an toàn. Tận dụng được các nguồn phụ phẩm nông nghiệp, đặc biệt từ nguồn thức ăn có sẵn như lá mít, lá sung, cây dại, rau muống, chuối cây, rau lang, cỏ, khoai sắn, tấm cám… từ đó nâng cao thu nhập cho người dân.

Mô hình với quy mô 24 con dê cấp cho 4 hộ gia đình hội viên hội nông dân, mỗi hộ 5 con dê cái và 1 con dê đực, ngoài ra còn cấp thêm thức ăn chăn nuôi giai đoạn đầu để tạo điều kiện chăm sóc tốt nhất cho đàn dê.

Đây là việc làm có ý nghĩa, từng bước thay đổi nhận thức của người nông dân từ sản xuất theo tập quán nuôi thả rông, sang áp dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất theo hướng hàng hóa, sản xuất theo chuỗi giá trị đem lại giá trị kinh tế cao. Đồng thời mong muốn các hộ dân được thụ hưởng cần làm tốt công tác chăm sóc và nuôi dưỡng đàn dê được tốt, góp phần nâng cao thu nhập và cải thiện cuộc sống. Từ đó lan toả, nhân rộng mô hình ra toàn xã, hình thành các tổ hợp tác để giúp đỡ nhau cùng phát triển.

Ý kiến của bạn...
hoặc với thông tin dưới đây:
Đang tải ý kiến... Các phản hồi sẽ được làm mới sau! 00:00.

Chia sẻ ý kiến của bạn!

 

Chứng nhận tín nhiệm mạng