Góp ý       Thời tiết

Chọn tạo một số dòng gà lông màu phục vụ chăn nuôi công nghiệp

ý kiến của bạn

Nghiên cứu này được thực hiện tại Trạm nghiên cứu chăn nuôi gà Phổ Yên nămm 2020 - 2021 nhằm đánh giá khả năng sản xuất của tổ hợp lai bố mẹ (trống Rl, mái TN3LV2) và con thương phẩm RTL132. Đàn gà bố mẹ và đàn gà thương phẩm được bố trí theo kiểu ngẫu nhiên hoàn toàn một nhân tố. Kết quả theo dõi cho thây gà bố mẹ (trống Rl, mái TN3LV2) cho năng suất trứng/mái/68 tuần tuổi đạt 190,14 quả, ưu thế lai là 2,45%; tiêu tốn thức ăn/10 trứng là 2,55kg, ưu thế lai là -2,35%. Tỷ lệ phôi, tỷ lệ nở/phôi và tỷ lệ gà loại 1/phôi là 96,64; 82,96 và 79,76%. Gà thương phẩm RTL132 có khối lượng 12 tuần tuổi đạt 1.924,33 g/con, ưu thế lai là 3,19%; Tiêu tốn thức ăn/kg TKL là 2,88kg với ưu thế lai là -3,28%.

Hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà ở tỉnh Thừa Thiên Huế

ý kiến của bạn

Trong thời gian qua hoạt động chăn nuôi gia cầm nói chung và gà nói riêng ở tỉnh Thừa Thiên Huế đã đạt được những thành tựu đáng kể, số lượng đàn và sản lượng thịt liên tục tăng lên. Bên cạnh sự tăng lên về số lượng, chất lượng thịt cũng được nâng lên nhờ cải thiện hình thức nuôi và chất lượng con giống. Chăn nuôi gà đã góp phần đáng kể vào tạo việc làm và tăng thu nhập cho người lao động; cải thiện bữa ăn và nâng cao đời sống của người dân...

Năng suất và chất lượng thịt gà Lạc Thủy được nuôi tại Việt Yên, Bắc Giang

ý kiến của bạn

Để đánh giá năng suất và chất lượng thịt của gà Lạc Thủy và gà lai F1 (LTxLP) nuôi tại Việt Yên - Bắc Giang, thí nghiệm được chia thành 2 lô, trong đó 30 con (15 con trống và 15 con mái) của mỗi lô thí nghiệm đã được mổ khảo sát. Mục đích của đề tài là xác định năng suất thịt và một số chỉ tiêu về chất lượng thịt của 2 loại gà này. Kết quả cho thấy, tỷ lệ thân thịt của gà lai F1(LT x LP) là cao hơn so với tỷ lệ thân thịt của gà Lạc Thủy. Các kết quả thu được là tỷ lệ thân thịt của Lạc Thủy là 66,91% và F1(LT x LP) là 68,48%; tỷ lệ đùi, tỷ lệ thịt ngực của gà Lạc Thủy và F1(LT x LP) lần lượt là 20,94%; 16,61% và 21,33%; 17,84% và có tỷ lệ mỡ bụng của gà Lạc Thủy và F1(LT x LP) lần lượt 0,86% và 1,17%. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng thịt của cả hai lô gà thí nghiệm như pH; tỷ lệ mất nước sau chế biến, màu sắc thịt và độ dai của thịt đều tốt. Năng suất thịt và chất lượng thịt của gà Lạc Thủy và F1(LT x LP) có sự sai khác không có ý nghĩa thống kê.

Kiểu hình, sinh trưởng và chất lượng thịt gà Đông Tảo nuôi tại Trà Vinh

ý kiến của bạn

Thí nghiệm nuôi dƣỡng được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 phương thức nuôi và 3 lần lặp lại, để đánh giá ảnh hưởng của phương thức nuôi (trên nệm lót, nhốt trên lồng và bán chăn thả) lên chỉ số đo cơ thể và khả năng sinh trưởng của gà Đông Tảo từ 8 - 18 tuần tuổi. Mỗi đơn vị thí nghiệm có 5 gà trống và 5 gà mái. Gà được nuôi bằng thức ăn giống nhau, được ăn và uống tự do, được tiêm phòng một số bệnh thông thường. Mổ khảo sát 3 trống và 3 mái lúc 18 tuần tuổi cho mỗi nghiệm thức để xác định tỷ lệ các phần thân thịt và lấy 1 mẫu thịt ức con để phân tích thành phần hóa học. Kết quả cho thấy hệ số chuyển hóa thức ăn và tăng khối lượng cơ thể của gà Đông Tảo được nuôi trên lồng là tốt nhất. Dài lườn và sâu ngực của gà Đông Tảo được nuôi bán chăn thả cao hơn gà được nuôi trên nệm lót và trong lồng. Tuy nhiên, tỷ lệ thân thịt, tỷ lệ thịt ức, tỷ lệ thịt đùi và thành phần hóa học thịt ức gà ở các phương thức nuôi không khác biệt.

Sản xuất của giống gà thịt lông màu Sasso nuôi tại Miền Bắc Việt Nam

ý kiến của bạn

Từ nguyên liệu giống của đàn ông bà Sasso nhập nội năm 2002, với sự cần thiết phát triển giống gà này để không phải tiếp tục nhập từ Pháp, Tổng Công ty chăn nuôi Việt Nam đã được Bộ Khoa học và Công nghệ giao chủ trì, kết hợp cùng Xí nghiệp gà giống Tam Đảo và Trung Tâm nghiên cứu gia cầm Vạn Phúc tiến hành chọn tạo và nhân thuần thành công đàn gà Sasso gồm 4 dòng thuần (TĐ1, TĐ2, TĐ3 và TĐ4)...

Nguyên nhân và cách điều trị chậm lên giống cho heo (lợn) nái

ý kiến của bạn

Chậm động dục hay chậm lên giống là vấn đề thường hay gặp nhất trong chăn nuôi heo sinh sản kể cả trong chăn nuôi nông hộ hay trang trại làm tăng chi phí chăn nuôi và làm giảm lợi nhuận của người nuôi.

Nguyên nhân và cách phòng trị bệnh circo virus trên lợn (heo)

ý kiến của bạn

PMWS (postweaning multisystemic wasting syndrome) nghĩa là hội chứng suy giảm đa hệ thống sau khi cai sữa hay hội chứng còi cọc. Bệnh do virus Porcin Circo (PCV2). Và PDNS (porcin dermatitis and nephropathy) nghĩa là hội chứng viêm da và viêm thận. Virus được phát hiện từ những năm 1971 nhưng là type 1 (PCV1) và được xác định là không gây bệnh. Mãi đến năm 1997, các nhà khoa học mới phân lập thành công circovirus type 2 (PCV2) từ một ổ dịch. Sau đó virus được cấy vào trong cơ thể lợn trong phòng thí nghiệm và một loạt các triệu chứng của bệnh đã được báo cáo lại như: hội chứng suy giảm đa hệ thống sau khi cai sữa, gầy còm sau cai sữa, viêm da, dấu hiệu thần kinh, sưng hạch bạch huyết…

Nguyên nhân và cách phòng trị bệnh tai xanh trên lợn (heo)

ý kiến của bạn

Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản ở lợn (PRRS) (hay còn gọi là bệnh tai xanh) do một loại virus thuộc họ Arteriviridae gây ra. Đặc trưng của bệnh là gây triệu chứng lợn bỏ ăn, sốt cao, tai xanh, lợn có triệu chứng hô hấp (ho, thở khó do viêm phổi) và lợn nái bị sảy thai. Có thể khẳng định rằng PRRS là nguyên nhân gây tổn thất kinh tế cho ngành chăn nuôi lợn ở nhiều quốc gia trên thế giới.

Nguyên nhân và cách phòng trị bệnh hồng lỵ trên lợn (heo)

ý kiến của bạn

Bệnh hồng lỵ ở heo là một bệnh truyền nhiễm gây ra trên heo cai sữa, biểu hiện tiêu chảy mãn tính, phân có nhiều chất nhầy lẫn máu, heo còi cọc và giảm sức đề kháng, dễ mắc các bệnh nhiễm trùng kế phát khác, gây thiệt hại về kinh tế trong chăn nuôi.

Có thể loại trừ bệnh tai xanh trên lợn ra khỏi trại chăn nuôi không?

ý kiến của bạn

Trang trại của tôi có quy mô khoảng 100 nái đã nhiễm bệnh tai xanh (PRRS) được 6 tháng nay. Xin hỏi chuyên gia về cách phòng chống loại dịch bệnh này một cách hiệu quả nhất.

 

Chứng nhận tín nhiệm mạng