Góp ý       Thời tiết

Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá trắm cỏ trong ao cho năng suất cao

ý kiến của bạn

Cá trắm cỏ là loài cá có khả năng thích ứng rộng với điều kiện môi trường, chúng sống được trong môi trường lưỡng tính. Thích ứng với nhiệt độ từ 13 - 32 °C, nhiệt độ phù hợp là 22 - 28 °C, khoảng PH thích hợp từ 5 - 6, ngưỡng ô - xi từ 3mg/1l trở lên. Cá trắm cỏ sống chủ yếu ở tần nước giữa và tầng nước dưới, nơi gần bờ có nhiều cỏ nước, thức ăn chính của cá là các loài thực vật như cỏ nước, cỏ thân mềm, rong đuôi chó, rong tôm, bèo tấm, bèo hoa dâu.

5 yếu tố quan trọng cần lưu ý để nuôi cá trắm cỏ mau lớn

ý kiến của bạn

Cá trắm cỏ thuộc họ cá chép, thịt thơm ngon, ít xương dăm, cá thương phẩm dao động từ 4 tới gần chục kg/con với mức giá dao động trong khoảng 75 - 80 ngàn/kg. Với trọng lượng và giá trị cao như vậy nên loài cá này hiện đang là sự lựa chọn của nhiều nhà nuôi trồng thủy sản. Cách nuôi cá trắm cỏ cũng đơn giản nhưng để nuôi cá trắm cỏ mau lớn , đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất thì đòi hỏi phải có kỹ thuật chăn nuôi tốt. Tổng hợp từ kinh nghiệm của rất nhiều người đã thành công trong việc nuôi trồng và phát triển đàn cá trắm cỏ cho năng suất cao, sau đây là 5 yếu tố quan trọng không thể bỏ qua nếu bà con có kế hoạch chăn nuôi cá trắm cỏ.

Bãi bỏ một số Thông tư ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lĩnh vực thủy sản

ý kiến của bạn

Kể từ ngày 01/11/2023, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ bãi bỏ toàn bộ các thông tư số 82/2009/TT-BNNPTNT, 22/2014/TT-BNNPTNT, 16/2015/TT-BNNPTNT, 12/2017/TT-BNNPTNT.

Vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn

ý kiến của bạn

Thông tư này hướng dẫn danh mục vị trí việc làm, bản mô tả công việc và khung năng lực vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn từ trung ương đến địa phương.

Kết quả nghiên cứu nuôi ghép cá vược với cá trắm đen trong ao đất

ý kiến của bạn

Mô hình nuôi ghép cá vược với cá trắm đen được thực hiện từ tháng 3 năm 2018 đến tháng 2 năm 2019 tại 3 hộ gia đình ở xã Lập Lễ, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng. Mục tiêu của nghiên cứu nhằm xác định tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá vược và cá trắm đen, từ đó đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình. Cá được thả với mật độ 1,2 con/m2 , tỷ lệ thả của cá vược: cá trắm đen là 4,6:1 với kích cỡ cá thả của cá vược và cá trắm đen tương ứng là 1,10 ± 0,12 kg/con và 1,57±0,18 kg/con. Thức ăn sử dụng cho cá vược là cá tạp với lượng thức ăn bằng 3-5% tổng khối lượng cá, thức ăn công nghiệp (35% protein thô) được sử dụng cho cá trắm đen với khối lượng bằng 2-3% tổng khối lượng cá. Kết quả cho thấy tốc độ tăng trưởng trung bình, tỷ lệ sống và FCR của cá vược tương ứng là 6,15g/con/ngày, 93% và 7,2; của cá trắm đen là 8,17g/con/ngày, 95% và 2,92. Chi phí cho thức ăn là chi phí lớn nhất, chiếm 54,02% tổng chi phí; thuốc và chế phẩm vi sinh chiếm một phần không đáng kể (2,68%) trong tổng chi. Hiệu quả kinh tế của các mô hình đạt hơn 886 triệu đồng/ha/năm.

Nghiên cứu sự ảnh hưởng của thức ăn tới sinh trưởng của cá trắm đen

ý kiến của bạn

Nghiên cứu này được thực hiện để tìm ra loại thức ăn thích hợp cho cá trắm đen (Melopharyngodon piceus) giai đoạn 30 - 100 g. Sử dụng 3 loại thức ăn khác nhau BLC1, BLC2, BLC3. Cá thí nghiệm được thả trong 6 ô ao với diện tích 350 m²/ô, mật độ thả 1 con/m². Cho cá ăn ngày 2 lần các loại thức ăn trên ở mức gần thỏa mãn, ước tính từ 3 - 5% khối lượng cá/ngày. Kiểm tra tốc độ tăng trưởng của cá 20 ngày/lần, mỗi lần cân 50 cá thể/ô. Tỷ lệ sống, hệ số thức ăn và phần trăm chuyển hóa protein được xác định vào thời điểm kết thúc thí nghiệm. Kết quả cho thấy, sau 60 ngày nuôi cá trắm đen tăng trưởng nhanh nhất ở nghiệm thức BLC2 (ADG 0,11 cm/con/ngày và 1,14 g/con/ngày; SGR 0,69%/ngày và 2,17%/ngày), sau đó là ở nghiệm thức BLC1 (ADG 0,1g/con/ngày và 0,92g/con/ngày; SGR 0,59% và 1,93%/ngày) và chậm nhất ở nghiệm thức BLC3 (ADG 0,085cm/con/ngày và 0,74g/con/ngày; SGR 0,58% và 1,72%/ngày). Khối lượng trung bình của cá khi kết thúc thí nghiệm lần lượt là 93,61 g/con, 86,96 g/con và 68,9 g/con ở các công thức BLC2, BLC1 và BLC3. Tỉ lệ sống của cá thí nghiệm đạt trên 99%, hệ số thức ăn lần lượt của các loại thức ăn là BLC1 (2,1), BLC2 (1,9) và BLC3 (2,4). Phần trăm chuyển hóa protein của các loại thức ăn là BLC1 (19,59), BLC2 (19,90) và BLC3 (16,89).Tuy nhiên, theo kết quả phân tích ANOVA cho thấy các chỉ tiêu (khối lượng trung bình, ADG về khối lượng FCR và PPD) sai khác có ý nghĩa (P < 0,05), còn lại các chỉ tiêu khác sai khác không có ý nghĩa (P > 0,05).

Ảnh hưởng của protein trong thức ăn tới sự sinh trưởng của cá trắm cỏ

ý kiến của bạn

Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng của các mức protein trong thức ăn tới sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá trắm cỏ (Ctenopharyngodon idellus) nuôi thương phẩm. Tổng số 240 con cá, khối lượng trung bình 202,66 ± 0,97 g/con, được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên vào 12 giai (10m3 /giai) với ba lần lặp lại. Ba loại thức ăn viên với hàm lượng protein lần lượt là 15, 20 và 25% và một loại thức ăn đối chứng là cỏ voi được sử dụng trong thí nghiệm. Sau thời gian 90 ngày nuôi, tốc độ tăng trưởng, hiệu quả sử dụng protein và hệ số chuyển hóa thức ăn của cá với thức ăn CT3 có hàm lượng protein (CP) 25% đạt kết quả tốt nhất trong các nghiệm thức. Tỷ lệ sống các nghiệm thức không có sự sai khác có ý nghĩa thống kê. Tuy nhiên, hàm lượng lipid trong cơ thịt cá và các chỉ số gan, mật ruột của cá ăn thức ăn viên cao hơn so với cá ăn cỏ. Kết quả nghiên cứu này bước đầu cho thấy thức ăn CT3 (25% protein) phù hợp và có thể sử dụng thay thế cỏ trong giai đoạn nuôi thương phẩm cá trắm cỏ...

Đặc điểm sinh sản của cá trắm cỏ trong điều kiện nuôi ở tỉnh Quảng trị

ý kiến của bạn

Cá trắm cỏ là loài cá nuôi nước ngọt chủ yếu ở Việt Nam. Nghiên cứu đặc điểm sinh học trong điều kiện nuôi ở Quảng Trị đã xác định được rằng cá đực thành thục lần đầu từ 1 đến 2 tuổi, đạt trọng lượng 1.700 - 2.400 g, chiều dài 46 - 62 cm. Cá cái thành thục lần đầu khi được 2 - 3 tuổi, có trọng lượng 1.800 - 2.800 g, chiều dài 48 - 64 cm. Mùa vụ sinh sản chính vụ từ tháng 2 đến tháng 4, tái phát từ tháng 3 đến tháng 9. Hệ số thành thục cao nhất vào tháng 4, đạt 15,9%. Độ béo Fulton và Clark tăng từ tháng 10 đến tháng 12, sau đó giảm dần từ tháng 12 đến tháng 4. Sức sinh sản tuyệt đối tăng theo trọng lượng cơ thể và sức sinh sản cá nuôi chính vụ lớn hơn tái phát.

Đặc điểm nổi bật của giống vịt Charry Valley được nhập ngoại vào Việt Nam

ý kiến của bạn

Câu hỏi: Vịt Charry Valley (vịt Anh Đào) là giống vịt được nhập ngoại vào Việt Nam, xin chuyên gia chia sẻ về những đặc điểm nổi bật nhất của giống vịt này để giúp người chăn nuôi lựa chọn và định hướng cho phát triển kinh tế?

Đặc điểm nổi bật của giống vịt Bắc Kinh được nhập ngoại vào Việt Nam

ý kiến của bạn

Câu hỏi: Vịt Bắc Kinh là giống vịt được nhập ngoại vào Việt Nam, xin chuyên gia chia sẻ về những đặc điểm nổi bật nhất của giống vịt này để giúp người chăn nuôi lựa chọn và định hướng cho phát triển kinh tế?

Đặc điểm nổi bật của giống vịt Kỳ Lừa được chăn nuôi tại Việt Nam

ý kiến của bạn

Câu hỏi: Vịt Kỳ Lừa được chăn nuôi rất phổ biến tại Việt Nam, xin chuyên gia chia sẻ về những đặc điểm nổi bật nhất của giống vịt này để giúp người chăn nuôi lựa chọn và định hướng cho phát triển kinh tế?

 

Chứng nhận tín nhiệm mạng