+35
°
C
Nông dân phấn khởi thu hoạch dứa
Nông dân phấn khởi thu hoạch dứa

Bắc Giang: Tự hào trái dứa Hương Sơn

Phản hồi bài viết này!

Huyện Lạng Giang (Bắc Giang) xác định phát triển nông nghiệp gắn với sản phẩm chủ lực ở địa phương, xây dựng các vùng sản xuất hàng hóa ứng dụng công nghệ mới, công nghệ cao, nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ gắn, song song với việc xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ.

Gia đình chị Tăng Thị Hiền ở thôn Kép 11, xã Hương Sơn, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang đã trồng cây dứa từ lâu nhưng chục năm trở lại đây, cây dứa mới thực sự mang lại hiệu quả kinh tế cao. Năm nay, gia đình chị trồng hơn 2 vạn gốc, rải vụ trên diện tích trên 02 ha. Bình quân mỗi năm cho thu trên 50 tấn quả, trừ chi phí cũng thu về trên 400 triệu đồng tiền lãi. Đây là nguồn thu nhập chính của gia đình chị.

Để có được hiệu quả như vậy, chị Hiền tích cực tham gia các lớp tập huấn do hệ thống khuyến nông tổ chức, tham quan các mô hình sản xuất trên cơ sở hướng dẫn kỹ thuật của các cơ quan chuyên môn, từ đó mạnh dạn áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP. Chính vì vậy, diện tích trồng dứa của gia đình chị phát triển tốt, ít sâu bệnh hại. Ngoài ra, việc xử lý cho ra quả trái vụ giúp quả dứa có vị ngọt sắc, thơm ngon, được khách hàng đón nhận.

Cũng như gia đình chị Hiền, từ khi đưa cây dứa Queen vào trồng, gia đình anh Nguyễn Văn Đăng đã có thu nhập cả trăm triệu đồng mỗi năm. Chính vì vậy gia đình anh đã mạnh dạn cải tạo vườn tạp, keo, bạch đàn chuyển sang trồng cây dứa thâm canh. Theo anh Đăng, trồng dứa không khó, cây dứa ít sâu bệnh hại, chủ yếu là bệnh thối nõn và bệnh héo đỏ, chỉ vất vả nhất là công làm đất ở trên đồi cao. Nhờ áp dụng biện pháp kỹ thuật, cây dứa cho quả 4 vụ/năm, chất lượng quả tốt. Cũng vì rải đều thời gian thu hoạch nên cây dứa không bị thương lái ép giá giúp nâng cao hiệu quả sản xuất.

Anh Đăng cho biết thêm, gia đình anh tham gia vào Hợp tác xã nên sản phẩm có đầu ra và giá bán ổn định. Anh mong muốn trong thời gian tới, quả dứa Hương Sơn được xuất bán ra thị trường nước ngoài.

Nắm bắt được lợi thế từ cây dứa, chính quyền và bà con nhân dân xã Hương Sơn xác định đây là loài cây ăn quả chủ lực để thúc đẩy phát triển kinh tế ở địa phương. Từ mô hình sản xuất hộ gia đình nhỏ lẻ, nay chuyển sang mô hình sản xuất hợp tác xã với tính chuyên nghiệp cao, UBND xã đã phối hợp với hệ thống khuyến nông, Hội Nông dân hướng dẫn nông dân sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP nhằm nâng cao giá trị sản phẩm.

Hiện tại xã Hương Sơn có 120 hecta trồng dứa, với sản lượng mỗi năm ước đạt 50 nghìn tấn. Dứa được bà con trồng theo tiêu chuẩn VietGAP và được cấp chứng nhận OCOP 3 sao. Để nâng cao giá trị và phát triển thương hiệu, Đảng ủy và UBND xã Hương Sơn chỉ đạo xây dựng vùng dứa chất lượng cao, trong đó đẩy mạnh tổ chức sản xuất dứa theo tiêu chuẩn VietGAP để thuận lợi cho việc tiêu thụ và mở rộng thị trường. Hiện, xã đang có định hướng tiếp tục mở rộng quy mô ở các thôn Đồng Thủy và thôn Hố Cao với diện tích trên 300 ha, ông Bùi Thanh Hảo - Phó Chủ tịch UBND xã Hương Sơn, huyện Lạng Giang cho biết.


Tác giả: Hương Giang
Nguồn: Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bắc Giang


Ý kiến của bạn...
hoặc với thông tin dưới đây:
Đang tải ý kiến... Các phản hồi sẽ được làm mới sau! 00:00.

Chia sẻ ý kiến của bạn!

Thứ năm, 07/03/2024

Quảng Ninh: Đền Xã Tắc - Nơi trấn yên bờ cõi, khẳng định chủ quyền lãnh thổ quốc gia

Tọa lạc tại bờ sông Ka Long (dòng sông nối liền hai nước Việt Nam - Trung Quốc), Đền Xã Tắc, phường Ka Long, thành phố Móng Cái được coi là "cột mốc văn hóa" , khẳng định chủ quyền lãnh thổ quốc gia, ghi dấu ấn lịch sử nơi ông cha ta thời trấn yên bờ cõi và khẳng định nét đặc trưng trong sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng của người Việt nơi địa đầu…
Thứ hai, 13/11/2023

Gỏi cá Sơn La - Món ăn chỉ có ở những địp đặc biệt của người Thái

Gỏi cá được đánh giá là món ăn ngon, chủ đạo trong các món thường để đem ra thết đãi khách quý của đồng bào dân tộc Thái, thể hiện sự hiếu khách của gia chủ. Từ xưa người Thái đã có câu "xép nhứa cin nhứa ma, xép pa cin pa cỏi", nghĩa là "thèm thịt thì ăn thịt chó, thèm cá thì ăn cá gỏi". Ngày nay, món cá gỏi không chỉ có đồng bào dân tộc Thái chế…
Thứ ba, 25/06/2024

Cùng tìm hiểu về những đặc điểm sản phẩm lúa lai 3 dòng Syn8

Giống lúa lai 3 dòng Syn8 được Syngenta Việt Nam đưa vào sản xuất thử nghiệm từ năm 2020. Qua khảo nghiệm, đánh giá, đây là giống lúa siêu ưu việt nhờ đặc tính chịu rét tốt, đẻ nhánh tập trung, trổ nhanh, chống đổ ngã, chống chịu tốt với bệnh đạo ôn, sọc lá vi khuẩn, ít nhiễm rầy, gạo trong, cơm ngon, dẻo. Giống có thời gian sinh trưởng dao động…
 

Chứng nhận tín nhiệm mạng