+35
°
C
Lâm Đồng: Đi lên từ nghề kinh doanh ớt sừng
Công nhân đang lựa ớt chuẩn bị đưa đi tiêu thụ

Lâm Đồng: Đi lên từ nghề kinh doanh ớt sừng

Phản hồi bài viết này!

Ở xã Đạ Ròn, huyện Đơn Dương, khi hỏi đến vựa ớt Tùng Sự thì ai ai cũng công nhận đây là một trong những hộ kinh doanh mặt hàng ớt sừng nổi tiếng nhất ở huyện Đơn Dương. Cách đây 10 năm, anh Ngô Văn Sự chủ yếu đi mua ớt sừng nhỏ lẻ của bà con nông dân trong huyện Đơn Dương mỗi ngày chỉ vài trăm kg. Nhận thấy buôn bán ớt sừng không chỉ có nguồn thu nhập ổn định mà còn góp phần giải quyết được đầu ra cho mặt hàng này, đồng thời còn góp phần ngăn chặn tình trạng khi được mùa mất giá, được giá lại mất mùa. Do vậy, sau khi đã có uy tín trong lĩnh vực kinh doanh mặt hàng ớt sừng, đồng thời đã tích lũy được một số vốn kha khá, anh Sự và chị Tùng đã mạnh dạn mở rộng nghề kinh doanh mặt hàng ớt sừng ra ngoài huyện. Từ năm 2022 đến nay, anh Sự không chỉ mua ớt sừng trong huyện Đơn Dương mà còn vươn ra các huyện Đức Trọng, Lâm Hà. Hiện nay, bình quân mỗi ngày, gia đình anh thu mua khoảng 5 tấn ớt sừng để cung cấp cho các chợ đầu mối ở thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, tỉnh Bắc Ninh. Đặc biệt, có những thời điểm khi ớt sừng tiêu thụ chậm, anh phải chế biến ướp hàng tấn ớt tươi với muối, sau đó xuất khẩu sang nước bạn Campuchia, nhờ vậy tỷ lệ rủi ro trong kinh doanh được giảm xuống. Tuy nhiên, có những năm do thị trường giá cả bấp bênh, bị khách hàng không thanh toán tiền ớt, gia đình anh cũng bị thua lỗ hàng tỷ đồng.

Anh Ngô Văn Sự chia sẻ: "Buôn bán ớt sừng cũng có lúc này lúc kia, thị trường có lúc tiêu thụ ớt rất mạnh, nhưng cũng có lúc tiêu thụ chậm, nhưng đã mua bán thì phải có uy tín với bà con nông dân, đây là phương châm hàng đầu của riêng gia đình tôi. Hiện nay, bình quân mỗi ngày, vựa ớt của gia đình tôi giải quyết việc làm thường xuyên cho trên 50 lao động ở địa phương, có những lúc khi vụ ớt vào mùa cao điểm, mỗi ngày có đến 70 lao động nữ đến làm việc, trong đó có trên 70% là người đồng bào dân tộc thiểu số ở địa phương. Bình quân mỗi công lao động nếu lựa chọn, phân loại ớt thì thu nhập 300.000 đồng/ngày, công lặt cuống ớt người lao động ăn theo sản phẩm nhưng cũng có thu nhập bình quân từ 150.000 - 200.000 đồng/ngày. Nếu tính chi phí trả lương cho nhân công mỗi ngày trên 14 triệu đồng, đó là chưa kể khoản tiền trả công cho 3 lái xe chuyên chở ớt với mức thu nhập trên 12 triệu đồng/người/tháng, thì mỗi tháng vựa ớt sừng phải thanh toán cho đội ngũ công nhân lao động ở địa phương trên 350 triệu đồng".

Chúng tôi được biết, nhiều năm qua, gia đình anh Ngô Văn Sự không chỉ biết làm giàu cho chính mình mà gia đình anh còn giải quyết việc làm cho hàng ngàn lượt lao động ở địa phương, đặc biệt là anh đã góp phần tạo điều kiện cho bà con người đồng bào dân tộc thiểu số có việc làm ổn định lâu dài, đây là một điều mà chính quyền địa phương ở huyện Đơn Dương đã ghi nhận. Đến thăm vựa ớt Tùng Sự vào một ngày đầu tháng 8, khi vụ ớt đang vào mùa thu hoạch rộ, mặc dù công việc rất bận rộn nhưng anh Sự vẫn dành thời gian đón tiếp thân mật và đưa chúng tôi đi tham quan khu vực tập kết ớt cũng như khu vực chế biến ớt muối để chuẩn bị xuất khẩu sang Campuchia. Nhìn hơn 50 công nhân lao động nữ đang miệt mài lao động hăng say, điều đó như đã minh chứng sự vươn lên trong nghề kinh doanh mặt hàng ớt sừng của anh Sự; không chỉ đã góp phần giải quyết tốt đầu ra cho bà con nông dân trồng ớt sừng ở các huyện Đơn Dương, Đức Trọng và Lâm Hà, góp phần giải quyết việc làm cho lao động địa phương mà bản thân gia đình anh Ngô Văn Sự cũng có cuộc sống ngày càng ấm no hạnh phúc.

Thực hiện: Ngọc Thanh
Trung tâm Khuyến nông tỉnh Lâm Đồng
Nguồn: https://khuyennong.lamdong.gov.vn/thong-tin-nong-nghiep/trong-trot/3963-%C4%91i-l%C3%AAn-t%E1%BB%AB-ngh%E1%BB%81-kinh-doanh-%E1%BB%9Bt-s%E1%BB%ABng

Ý kiến của bạn...
hoặc với thông tin dưới đây:
Đang tải ý kiến... Các phản hồi sẽ được làm mới sau! 00:00.

Chia sẻ ý kiến của bạn!

Thứ năm, 07/03/2024

Quảng Ninh: Đền Xã Tắc - Nơi trấn yên bờ cõi, khẳng định chủ quyền lãnh thổ quốc gia

Tọa lạc tại bờ sông Ka Long (dòng sông nối liền hai nước Việt Nam - Trung Quốc), Đền Xã Tắc, phường Ka Long, thành phố Móng Cái được coi là "cột mốc văn hóa" , khẳng định chủ quyền lãnh thổ quốc gia, ghi dấu ấn lịch sử nơi ông cha ta thời trấn yên bờ cõi và khẳng định nét đặc trưng trong sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng của người Việt nơi địa đầu…
Thứ hai, 13/11/2023

Gỏi cá Sơn La - Món ăn chỉ có ở những địp đặc biệt của người Thái

Gỏi cá được đánh giá là món ăn ngon, chủ đạo trong các món thường để đem ra thết đãi khách quý của đồng bào dân tộc Thái, thể hiện sự hiếu khách của gia chủ. Từ xưa người Thái đã có câu "xép nhứa cin nhứa ma, xép pa cin pa cỏi", nghĩa là "thèm thịt thì ăn thịt chó, thèm cá thì ăn cá gỏi". Ngày nay, món cá gỏi không chỉ có đồng bào dân tộc Thái chế…
Thứ ba, 25/06/2024

Cùng tìm hiểu về những đặc điểm sản phẩm lúa lai 3 dòng Syn8

Giống lúa lai 3 dòng Syn8 được Syngenta Việt Nam đưa vào sản xuất thử nghiệm từ năm 2020. Qua khảo nghiệm, đánh giá, đây là giống lúa siêu ưu việt nhờ đặc tính chịu rét tốt, đẻ nhánh tập trung, trổ nhanh, chống đổ ngã, chống chịu tốt với bệnh đạo ôn, sọc lá vi khuẩn, ít nhiễm rầy, gạo trong, cơm ngon, dẻo. Giống có thời gian sinh trưởng dao động…
 

Chứng nhận tín nhiệm mạng