Góp ý     Thời tiết     Hỏi đáp  
Hà Nam: Tăng cường triển khai các giải pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm

Hà Nam: Tăng cường triển khai các giải pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm

ý kiến của bạn

Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 01 ổ dịch dịch tả lợn châu Phi tại xã Yên Nam, thị xã Duy Tiên, buộc phải tiêu huỷ 29 con lợn; trong thời gian tới, các loại dịch bệnh có nguy cơ tiếp tục phát sinh và lây lan là rất cao do: thời tiết thay đổi, diễn biến phức tạp; chăn nuôi nhỏ lẻ, tự phát còn nhiều, việc áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học còn hạn chế; nhiều loại gia súc, gia cầm hết thời gian miễn dịch, tái đàn chưa được tiêm phòng bổ sung, nhắc lại đúng chu kỳ quy định.

Thực hiện Công điện số 58/CĐ-TTg ngày 16/6/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tập trung triển khai đồng bộ, quyết liệt, có hiệu quả các giải pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc gia cầm và Công văn số 1149/UBND-NN&TNMT ngày 19/6/2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam về việc thực hiện Công điện số 58/CĐ-TTg, Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn đã ban hành Công văn số 768/SNN-CN&TY ngày 21/6/2024 đề nghị Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, Chi cục Chăn nuôi và Thú y đồng loạt triển khai các nội dung phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm.

Trong đó yêu cầu Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tăng cường công tác kiểm tra, giám sát dịch bệnh đến tận thôn xóm; kịp thời phát hiện, xử lý dứt điểm các ổ dịch mới phát sinh, các trường hợp giấu dịch, chậm báo cáo làm lây lan dịch bệnh; kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp mua bán, vận chuyển động vật bệnh, vứt xác động vật chết làm lây lan dịch bệnh, ô nhiễm môi trường.

Rà soát, thống kê chính xác số lượng vật nuôi; tích cực tổ chức triển khai tiêm phòng mới, tiêm nhắc lại, tiêm bổ sung cho đàn vật nuôi, bảo đảm đạt tối thiểu trên 70% tổng vật nuôi hiện có được tiêm phòng, nhất là đối với các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.

Hướng dẫn người chăn nuôi tăng cường áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh, vệ sinh phòng bệnh cho đàn vật nuôi, vệ sinh, tiêu độc khử trùng khu vực chăn nuôi; thành lập các đoàn công tác kiểm tra, đôn đốc công tác phòng, chống dịch bệnh động vật tại cơ sở; đẩy mạnh xây dựng các cơ sở, vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh trên địa bàn.

Chủ động bố trí nguồn kinh phí, phương tiện, vật tư, hoá chất dự phòng để triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh, hỗ trợ xử lý tiêu hủy động vật mắc bệnh, nghi mắc bệnh…

Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền sâu rộng bằng nhiều hình thức, nội dung phù hợp với từng đối tượng, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của chính quyền cơ sở, người dân về nguy cơ xảy ra dịch bệnh và các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.

Theo chỉ đạo của Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, Chi cục Chăn nuôi và Thú y phối hợp chặt chẽ với cơ quan chuyên môn các địa phương kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn công tác phòng, chống dịch bệnh động vật, công tác tiêm phòng, vệ sinh, tiêu độc môi trường chăn nuôi… tổng hợp báo cáo tình hình dịch bệnh theo đúng quy định.

Thực hiện: Nguyễn Thị ThảoNguồn: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hà Nam

Ý kiến của bạn...
hoặc với thông tin dưới đây:
Đang tải ý kiến... Các phản hồi sẽ được làm mới sau! 00:00.

Chia sẻ ý kiến của bạn!

Thứ năm, 07/03/2024

Quảng Ninh: Đền Xã Tắc - Nơi trấn yên bờ cõi, khẳng định chủ quyền lãnh thổ quốc gia

Tọa lạc tại bờ sông Ka Long (dòng sông nối liền hai nước Việt Nam - Trung Quốc), Đền Xã Tắc, phường Ka Long, thành phố Móng Cái được coi là "cột mốc văn hóa" , khẳng định chủ quyền lãnh thổ quốc gia, ghi dấu ấn lịch sử nơi ông cha ta thời trấn yên bờ cõi và khẳng định nét đặc trưng trong sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng của người Việt nơi địa đầu…
Thứ hai, 13/11/2023

Gỏi cá Sơn La - Món ăn chỉ có ở những địp đặc biệt của người Thái

Gỏi cá được đánh giá là món ăn ngon, chủ đạo trong các món thường để đem ra thết đãi khách quý của đồng bào dân tộc Thái, thể hiện sự hiếu khách của gia chủ. Từ xưa người Thái đã có câu "xép nhứa cin nhứa ma, xép pa cin pa cỏi", nghĩa là "thèm thịt thì ăn thịt chó, thèm cá thì ăn cá gỏi". Ngày nay, món cá gỏi không chỉ có đồng bào dân tộc Thái chế…
Thứ ba, 25/06/2024

Cùng tìm hiểu về những đặc điểm sản phẩm lúa lai 3 dòng Syn8

Giống lúa lai 3 dòng Syn8 được Syngenta Việt Nam đưa vào sản xuất thử nghiệm từ năm 2020. Qua khảo nghiệm, đánh giá, đây là giống lúa siêu ưu việt nhờ đặc tính chịu rét tốt, đẻ nhánh tập trung, trổ nhanh, chống đổ ngã, chống chịu tốt với bệnh đạo ôn, sọc lá vi khuẩn, ít nhiễm rầy, gạo trong, cơm ngon, dẻo. Giống có thời gian sinh trưởng dao động…
 

Chứng nhận tín nhiệm mạng