Góp ý     Thời tiết     Hỏi đáp  
Hà Nam: Các biện pháp phòng, chống bệnh liên cầu khuẩn lợn

Hà Nam: Các biện pháp phòng, chống bệnh liên cầu khuẩn lợn

ý kiến của bạn

Bệnh Liên cầu khuẩn lợn (Streptoccocus suis) là bệnh lây truyền giữa động vật và người. Ở lợn, bệnh do vi khuẩn Streptoccocus suis (Str. suis) gây ra. Vi khuẩn khu trú ở đường hô hấp trên đặc biệt là xoang mũi và hạch amidan, đường ống tiêu hóa và sinh dục của lợn khỏe mạnh. Đặc trưng lâm sàng của bệnh là nhiễm trùng huyết, viêm màng não, viêm khớp và viêm phế quản phổi. Có hai type gây bệnh là Str. suis type 1 và Str. suis type 2. Vi khuẩn Str. suis type 2 có khả năng gây bệnh cho người. Vi khuẩn Str. suis type 2 còn gây ra nhiều ổ dịch viêm màng não ở lợn con 10 - 14 ngày tuổi sau cai sữa. Bệnh hay xảy ra ở lợn sau cai sữa chăn nuôi tập trung với mật độ cao và lợn vỗ béo do liên quan đến vận chuyển, xáo trộn đàn…

Vi khuẩn Str. Suis tồn tại lâu trong phân, nước, rác và có thể sống trong phân ở nhiệt độ 0°C tới 104 ngày, ở 9°C trong 10 ngày, ở 22°C đến 25°C trong 8 ngày, trong xác lợn chết ở 40°C trong 6 tuần. Vi khuẩn bị vô hoạt nhanh chóng bằng thuốc sát trùng, xà phòng.

Để chủ động phòng, chống bệnh Liên cầu khuẩn ở lợn, giảm thiểu nguy cơ lây bệnh cho người, các địa phương cần tăng cường thông tin, tuyên truyền cho người dân biết và thực hiện các biện pháp như:

1. Không ăn tiết canh và các loại thịt, sản phẩm tái, sống được chế biến từ lợn, có biện pháp bảo hộ lao động cần thiết khi tiếp xúc, chăn nuôi, giết mổ, chế biến thịt lợn.

2. Quản lý tốt đàn vật nuôi, khi lợn có dấu hiệu mắc bệnh, nghi mắc bệnh Liên cầu khuẩn (với các triệu chứng như con vật sốt cao tới 42,5°C, bỏ ăn, sưng hầu, ủ rũ, khó nuốt, co giật cơ, mất thăng bằng, đi lại loạng choạng, xiêu vẹo, nằm nghiêng một bên, chân đạp bơi chèo rồi chết) phải báo ngay cho cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương để thực hiện các biện pháp xử lý, ngăn chặn nguy cơ lây nhiễm sang người.

3. Khi phát hiện biểu hiện của bệnh, cần phải nhanh chóng cách ly lợn bị bệnh điều trị bằng thuốc kháng sinh (Amoxicillin, Cefadroxil…) kết hợp với trợ sức trợ lực (theo hướng dẫn của nhà sản xuất).

4. Các cơ sở chăn nuôi, vận chuyển, giết mổ, chế biến thực hiện tốt biện pháp vệ sinh, khử trùng, tiêu độc môi trường chăn nuôi để diệt mầm bệnh tồn tại ngoài môi trường.

5. Phòng bệnh: tiêm phòng vắc xin Liên cầu khuẩn cho đàn lợn. Thực hiện các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, định kỳ tiêu độc khử trùng môi trường chăn nuôi.

Thực hiện: Nguyễn Thị ThảoNguồn: Chi cục chăn nuôi và thú y tỉnh Hà Nam

Ý kiến của bạn...
hoặc với thông tin dưới đây:
Đang tải ý kiến... Các phản hồi sẽ được làm mới sau! 00:00.

Chia sẻ ý kiến của bạn!

Thứ năm, 07/03/2024

Quảng Ninh: Đền Xã Tắc - Nơi trấn yên bờ cõi, khẳng định chủ quyền lãnh thổ quốc gia

Tọa lạc tại bờ sông Ka Long (dòng sông nối liền hai nước Việt Nam - Trung Quốc), Đền Xã Tắc, phường Ka Long, thành phố Móng Cái được coi là "cột mốc văn hóa" , khẳng định chủ quyền lãnh thổ quốc gia, ghi dấu ấn lịch sử nơi ông cha ta thời trấn yên bờ cõi và khẳng định nét đặc trưng trong sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng của người Việt nơi địa đầu…
Thứ hai, 13/11/2023

Gỏi cá Sơn La - Món ăn chỉ có ở những địp đặc biệt của người Thái

Gỏi cá được đánh giá là món ăn ngon, chủ đạo trong các món thường để đem ra thết đãi khách quý của đồng bào dân tộc Thái, thể hiện sự hiếu khách của gia chủ. Từ xưa người Thái đã có câu "xép nhứa cin nhứa ma, xép pa cin pa cỏi", nghĩa là "thèm thịt thì ăn thịt chó, thèm cá thì ăn cá gỏi". Ngày nay, món cá gỏi không chỉ có đồng bào dân tộc Thái chế…
Thứ ba, 25/06/2024

Cùng tìm hiểu về những đặc điểm sản phẩm lúa lai 3 dòng Syn8

Giống lúa lai 3 dòng Syn8 được Syngenta Việt Nam đưa vào sản xuất thử nghiệm từ năm 2020. Qua khảo nghiệm, đánh giá, đây là giống lúa siêu ưu việt nhờ đặc tính chịu rét tốt, đẻ nhánh tập trung, trổ nhanh, chống đổ ngã, chống chịu tốt với bệnh đạo ôn, sọc lá vi khuẩn, ít nhiễm rầy, gạo trong, cơm ngon, dẻo. Giống có thời gian sinh trưởng dao động…
 

Chứng nhận tín nhiệm mạng