Góp ý     Thời tiết     Hỏi đáp  
Vĩnh Phúc: Phát triển chuỗi sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi gà thương phẩm

Vĩnh Phúc: Phát triển chuỗi sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi gà thương phẩm

ý kiến của bạn

Những năm gần đây, lĩnh vực chăn nuôi của tỉnh ta ngày càng phát triển, trở thành ngành quan trọng, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh. Tuy có sự gia tăng về số lượng, tổng đàn nhưng quy mô sản xuất chủ yếu là nông hộ, nhỏ lẻ và xen kẽ trong khu dân cư; chưa có công nghệ xử lý chất thải triệt để; tiềm ẩn nguy cơ phát sinh, lây lan dịch bệnh và mất an toàn vệ sinh thực phẩm. Nhằm góp phần giúp ngành chăn nuôi phát triển bền vững, tỉnh đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ ngành chăn nuôi. Tiêu biểu như mô hình Phát triển chuỗi sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi gà thương phẩm theo VietGAP, với những lợi ích thiết thực như sinh trưởng tốt, giảm dịch bệnh, năng suất cao, giảm thiểu ô nhiễm môi trường bước đầu góp phần hiện thực hóa mục tiêu tái cơ cấu lại ngành Nông nghiệp theo hướng nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng thu nhập cho người nông dân và đảm bảo an sinh xã hội.

Thực hiện Quyết định số 3016/QĐ-UBND ngày 25/11/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh về chương trình khuyến nông tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2020 - 2025, từ năm 2020 đến nay, mỗi năm Trung tâm Khuyến nông đã triển khai hỗ trợ mô hình Phát triển chuỗi sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi gà thương phẩm theo VietGAP với quy mô 30.000 con, theo đó tỉnh sẽ hỗ trợ 50% chi phí giống gà, thức ăn, thuốc thú y, thuốc sát trùng; hỗ trợ 70% chi phí cấp giấy chứng nhận VietGAP cho cơ sở chăn nuôi là Hợp tác xã hoặc Tổ hợp tác; hỗ trợ 100% chi phí tập huấn, tổng kết, tham quan, tuyên truyền nhân rộng mô hình, công tác chỉ đạo kỹ thuật, quản lý giám sát.

Thực hiện Kế hoạch số 14/KH-TTKN, ngày 16/02/2024 về triển khai mô hình Phát triển chuỗi sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi gà thương phẩm theo VietGAP năm 2024. Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã hỗ trợ 30.000 con gà giống, kỹ thuật chăm sóc cho các hộ chăn nuôi trên địa bàn tỉnh. Trong đó, tại thành phố Vĩnh Yên 5.000 con, thành phố Phúc Yên 5.000 con, huyện Sông Lô 5.000 con, huyện Bình Xuyên 5.000 con, huyện Tam Dương 5.000 con và huyện Tam Đảo 5.000 con.

Trước khi triển khai cấp phát gà giống, Trung tâm đã tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật chăn nuôi gà thương phẩm theo VietGAP cho các hộ chăn nuôi thuộc diện hỗ trợ và các hộ nuôi không có hỗ trợ. Qua đó, giúp người dân nắm rõ phương pháp chăm sóc và nuôi dưỡng một số giống gà lông màu, vệ sinh thú y và phòng trị một số bệnh thường gặp trong chăn nuôi gà.

Là 1 trong những hộ gia đình được hỗ trợ, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mô hình chăn nuôi gà thương phẩm theo VietGAP năm 2024, ông Vũ Duy Chuyên, xã Hướng Đạo, huyện Tam Dương chia sẻ: Chúng tôi chăn nuôi gia cầm nhiều năm nay, chủ yếu là nuôi theo kinh nghiệm. Nhưng khi tham gia mô hình nuôi gà thương phẩm theo VietGAP, được tập huấn giúp chúng tôi nắm bắt được quy trình chăn nuôi gà an toàn sinh học, thay đổi thói quen chăn nuôi truyền thống, biết cách xử lý môi trường chăn nuôi, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường, hạn chế dịch bệnh, đặc biệt là những bệnh nguy hiểm có nguy cơ lây sang người như cúm gia cầm… Việc triển khai mô hình chăn nuôi theo VietGAP cho thấy tỷ lệ gà sống cao, tốc độ sinh trưởng nhanh, tỷ lệ tiêu tốn thức ăn trên kg tăng trưởng giảm, gà có sức đề kháng tốt với dịch bệnh nên giảm lượng thuốc thú y sử dụng.

Cũng là hộ chăn nuôi được tham gia mô hình năm 2024, gia đình chị Lý Thị Sơn, xã Ngọc Thanh, thành phố Phúc Yên cho biết: Để nuôi gà thương phẩm theo tiêu chuẩn VietGAP đạt hiệu quả, người chăn nuôi cần lựa chọn con giống chất lượng tại những đơn vị, cơ sở có uy tín. Quá trình nuôi, đàn gà phải được theo dõi hằng ngày, có sổ nhật ký theo dõi, định kỳ tiêm phòng vắc xin đầy đủ, thức ăn đảm bảo chất dinh dưỡng.

Trong xu thế hội nhập và phát triển như hiện nay, nhu cầu về thực phẩm an toàn nói chung và thịt gia cầm chất lượng cao nói riêng ngày càng được quan tâm. Do đó việc hỗ trợ mô hình chăn nuôi gà thương phẩm theo tiêu chuẩn VietGAP của Trung tâm Khuyến nông triển khai đã và đang được nhiều hộ dân trên địa bàn phát triển, nhân rộng. Qua đó, góp phần hiện thực hóa mục tiêu nâng cao năng suất và chất lượng thịt, chất lượng con giống, tăng giá trị, có sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và ngoài nước, xây dựng những mô hình chăn nuôi theo hướng hiện đại, quy mô lớn, hiệu quả gắn chuỗi giá trị ngành hàng của tỉnh.

Thực hiện: Dương Thị VânNguồn: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc

Ý kiến của bạn...
hoặc với thông tin dưới đây:
Đang tải ý kiến... Các phản hồi sẽ được làm mới sau! 00:00.

Chia sẻ ý kiến của bạn!

Thứ năm, 07/03/2024

Quảng Ninh: Đền Xã Tắc - Nơi trấn yên bờ cõi, khẳng định chủ quyền lãnh thổ quốc gia

Tọa lạc tại bờ sông Ka Long (dòng sông nối liền hai nước Việt Nam - Trung Quốc), Đền Xã Tắc, phường Ka Long, thành phố Móng Cái được coi là "cột mốc văn hóa" , khẳng định chủ quyền lãnh thổ quốc gia, ghi dấu ấn lịch sử nơi ông cha ta thời trấn yên bờ cõi và khẳng định nét đặc trưng trong sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng của người Việt nơi địa đầu…
Thứ hai, 13/11/2023

Gỏi cá Sơn La - Món ăn chỉ có ở những địp đặc biệt của người Thái

Gỏi cá được đánh giá là món ăn ngon, chủ đạo trong các món thường để đem ra thết đãi khách quý của đồng bào dân tộc Thái, thể hiện sự hiếu khách của gia chủ. Từ xưa người Thái đã có câu "xép nhứa cin nhứa ma, xép pa cin pa cỏi", nghĩa là "thèm thịt thì ăn thịt chó, thèm cá thì ăn cá gỏi". Ngày nay, món cá gỏi không chỉ có đồng bào dân tộc Thái chế…
Thứ ba, 25/06/2024

Cùng tìm hiểu về những đặc điểm sản phẩm lúa lai 3 dòng Syn8

Giống lúa lai 3 dòng Syn8 được Syngenta Việt Nam đưa vào sản xuất thử nghiệm từ năm 2020. Qua khảo nghiệm, đánh giá, đây là giống lúa siêu ưu việt nhờ đặc tính chịu rét tốt, đẻ nhánh tập trung, trổ nhanh, chống đổ ngã, chống chịu tốt với bệnh đạo ôn, sọc lá vi khuẩn, ít nhiễm rầy, gạo trong, cơm ngon, dẻo. Giống có thời gian sinh trưởng dao động…
 

Chứng nhận tín nhiệm mạng